Đường dây nóng tiếp nhận tố cáo về hành vi tiêu cực, tham nhũng của cán bộ Công an
(kiemsat.vn) Bộ Công an vừa công bố số điện thoại nóng, chuyên tiếp nhận các phản ánh về những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ Công an.
8 xây và 8 chống để nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên của cán bộ, đảng viên
Quy định về phối hợp giữa các cơ quan trong công tác thống kê hình sự
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, từ ngày 30/11, Bộ Công an sẽ tiếp nhận thông tin phản ánh về tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ ngành này qua số điện thoại: 069.234.259.
Thông tin phản ánh đến đường dây nóng trên phải sử dụng bằng ngôn ngữ Tiếng Việt và có nội dung cụ thể về họ tên, địa chỉ, số điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp phản ánh.
Bộ Công an lưu ý, thông tin phản ánh có thể bị từ chối tiếp nhận nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin không nêu rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ hoặc nội dung thông tin cung cấp không có cơ sở, căn cứ rõ ràng hoặc có lời lẽ, thái độ lăng mạ, xúc phạm, không đúng mực trong quá trình trao đổi cung cấp thông tin; nội dung thông tin không liên quan đến tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ Công an.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công an cũng đang lấy ý kiến Dự thảo nghị định quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân trên Cổng thông tin điện tử.
Dự thảo quy định, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự với cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong Công an nhân dân.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thuộc phạm vi quản lý được giao. Các cơ quan, đơn vị khác liên quan có trách nhiệm phối hợp.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo, người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong Công an nhân dân có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo.
Dự thảo nêu rõ, người giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo và việc áp dụng các biện pháp theo quy định của Luật Tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo.
Xem thêm>>>
Bộ Công an: Tối đa 6 Thượng tướng, 35 Trung tướng, 157 Thiếu tướng
Bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
-
1Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 01/7/2025
-
2Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
3Đảm bảo cơ sở, vật chất khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp
-
4Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
5Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
-
6Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
-
723 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
8Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
9Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
Bài viết chưa có bình luận nào.