Đồng Tháp: VKSND TP. Cao Lãnh phối hợp với các cơ quan liên ngành xử lý vật chứng tồn đọng

09/04/2023 21:37

(kiemsat.vn)
VKSND TP. Cao Lãnh đã chủ động phối hợp cùng với Cơ quan THADS, Công an, Tòa án và phòng Tài Chính - Kế hoạch thuộc TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp tiến hành đưa ra xử lý dứt điểm 22 vụ việc có tài sản, vật chứng bị tồn đọng theo quy định của pháp luật.

VKSND TP. Cao Lãnh chủ động phối hợp cùng với Cơ quan THADS, Công an, Tòa án và phòng Tài Chính - Kế hoạch thuộc TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp tiến hành đưa ra xử lý dứt điểm 22 vụ việc có tài sản, vật chứng bị tồn đọng theo quy định của pháp luật.

Quá trình tổ chức xử lý, các cơ quan đã phân tích các nguyên nhân vật chứng bị tồn đọng chưa xử lý, qua đó xác định rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan để kịp thời đưa ra phương án xử lý phù hợp. Theo đó, một số nguyên nhân dẫn đến các tài sản, vật chứng bị tồn đọng chưa có cở sở xử lý, dẫn đến việc xử lý vật chứng bị kéo dài, gặp nhiều khó khăn, cụ thể như sau: Vật chứng không xử lý được do bản án tuyên không rõ, khó thi hành; bản án bị kháng cáo, kháng nghị; bản án không tuyên xử lý tài sản; Tòa án không chuyển giao bản án phúc thẩm; một số vật chứng không có án, tài liệu lên quan …

Căn cứ quy định của pháp luật, liên ngành xử lý vật chứng bị tồn đọng TP. Cao Lãnh tiến hành đối chiếu, rà soát 22 vụ việc có tài sản, vật chứng bị tồn đọng liên quan, qua rà soát đã xác định: Có 07 vụ việc Tòa án chưa kịp thời chuyển giao bản án cho Cơ quan THADS; có 02 vụ việc bản án tuyên không rõ; 13 vụ việc không có án hoặc tài liệu liên quan đến vật chứng, tài sản.

Về phương án xử lý vật chứng bị tồn đọng, liên ngành đã thống nhất cao với quan điểm của VKSND TP. Cao Lãnh, cụ thể: Đối với các vật chứng mà Tòa án chưa chuyển giao bản án, quyết định thì Tòa án cần nhanh chóng chuyển giao các bản án, quyết định cho Cơ quan THADS để đưa ra thi hành kịp thời; đối với 02 vụ việc bản án tuyên không rõ thì Tòa án cần có văn bản giải thích để Cơ quan THADS kịp thời đưa các tài sản, vật chứng ra xử lý theo quy định; đối với các vụ việc còn lại không có án hoặc tài liệu liên quan đến vật chứng, tài sản mà các tài sản, vật chứng này qua kiểm tra nhận thấy, đa số đều bị hỏng, rỉ sét, không còn giá trị sử dụng,… nên đề nghị liên ngành thống nhất đưa ra tiêu hủy; đối với các tài sản là giấy tờ xe, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự thì hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận, thì Cơ quan THADS làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật THADS.

Theo Điều 13 Thông tư số 01/2017/TT-BTP ngày 23/01/2017 của Bộ Tư pháp, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong một số trường hợp đặc thù được quy định như sau:
1. Đối với vật chứng là chất độc, hóa chất nguy hiểm, ma túy (số lượng lớn) hoặc các loại vật chứng đặc thù khác phải tiêu hủy, nếu xét thấy việc tiêu hủy có thể dẫn đến mất an toàn và ảnh hưởng đến môi trường, cơ quan thi hành án dân sự phải lập kế hoạch (bao gồm cả kinh phí xử lý), phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan tiến hành thuê tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để tiến hành tiêu hủy theo quy định.Trường hợp có nhiều tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì có thể tổ chức đấu thầu để lựa chọn.
2. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ tồn đọng từ 01 năm trở lên, chưa xử lý (trừ trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ đang phải bảo quản theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền), cơ quan thi hành án dân sự phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp và các cơ quan chức năng để xác định tình trạng, lập danh sách vật chứng, tài sản tạm giữ còn tồn đọng, chưa xử lý và tiến hành xử lý như sau:
a) Đối với các vật chứng, tài sản tạm giữ mà vụ án bị đình chỉ thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị cơ quan đã ra quyết định đình chỉ vụ án ra quyết định xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ để tiến hành xử lý theo quy định.
b) Đối với các vật chứng, tài sản tạm giữ mà Tòa án chưa chuyển giao bản án, quyết định; Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra chưa chuyển giao tài liệu liên quan đến vật chứng, tài sản tạm giữ thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị các cơ quan có liên quan nêu trên chuyển giao để tiến hành xử lý theo quy định.
c) Đối với trường hợp không có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ hoặc không có tài liệu liên quan đến vật chứng, tài sản tạm giữ thì tổ chức họp liên ngành với các cơ quan có liên quan ở địa phương (Công an, Kiểm sát, Tòa án, Tài chính) thống nhất phương án, biện pháp xử lý.
Trường hợp không thống nhất được phương án, biện pháp xử lý thì báo cáo cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự để được chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết.

VKSND tỉnh Phú Yên kháng nghị phúc thẩm vụ án hủy hoại rừng xảy ra tại xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa

(Kiemsat.vn) - Qua kiểm sát bản án, VKSND tỉnh Phú Yên đã kháng nghị đề nghị TAND cùng cấp xét xử phúc thẩm theo hướng xác định tư cách tham gia tố tụng của UBND xã Sơn Hội là nguyên đơn dân sự trong vụ án hủy hoại rừng tại xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa.

Vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN và định hướng đối với tuổi trẻ ngành Kiểm sát

(Kiemsat.vn) - Chiều 06/4/2023, Đảng uỷ, Đoàn Thanh niên VKSND tối cao phối hợp trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức Toạ đàm với chủ đề “Vị trí, vai trò của VKSND trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và định hướng đối với tuổi trẻ ngành Kiểm sát nhân dân”.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang