Điều tra viên không được tiếp người thân của nghi phạm ngoài trụ sở Công an
(kiemsat.vn) Đây là điểm mới trong thông tư 126/2020/TT-BCA có hiệu lực từ 15/1/2021 do Bộ Công an ban hành, quy định việc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân.
Quy định mới về tiền lương có hiệu lực từ ngày 01/02/2021
Quy định mới về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
Thông tư hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân
Điều 54 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định những việc điều tra viên, cán bộ điều tra không được làm như tư vấn cho người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự làm cho việc giải quyết vụ án không đúng quy định; đưa hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan;...
Điều 6 thông tư 126 cũng nhắc lại vấn đề này song bổ sung thêm những quy định mới và chi tiết hơn. Cụ thể, điều tra viên, cán bộ điều tra không được làm những việc sau:
- Tự ý tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và đơn thư khiếu nại, tố cáo trái quy định hoặc không được thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra phân công; tự ý tiến hành các hoạt động điều tra không theo kế hoạch.
- Thêm, bớt, sửa đổi hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ việc, vụ án hoặc bằng các phương thức khác làm sai lệch nội dung.
- Tiếp người bị buộc tội hay người thân của họ, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác ngoài trụ sở Công an, trừ trường hợp do yêu cầu nghiệp vụ phải được sự đồng ý của thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra.
- Ăn uống, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người bị buộc tội (là người bị bắt, tạm giữ hoặc bị can, bị cáo) hoặc người thân của họ, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác.
- Lợi dụng danh nghĩa công tác để gặp gỡ, nhờ, sách nhiễu hoặc cầu lợi dưới bất kỳ hình thức nào đối với người bị buộc tội, đương sự và các cơ quan có liên quan.
- Bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào.
- Tiết lộ bí mật, thông tin, tài liệu vụ án, vụ việc đang được điều tra, xác minh khi chưa được phép công khai với người không có trách nhiệm. Trường hợp cần cung cấp thông tin phải báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng, phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
- Cho người đang bị tạm giữ, tạm giam sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để liên lạc, trao đổi với người khác.
- Gây phiền hà để người tham gia tố tụng hoặc công dân phải chờ đợi, đi lại nhiều lần.
Về trách nhiệm bảo đảm thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra, từ ngày thông tư có hiệu lực, cán bộ điều tra phải giải thích cho người tham gia tố tụng biết quyền, nghĩa vụ của họ và ghi vào biên bản. Khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người, cán bộ làm nhiệm vụ phải thông báo cho gia đình họ, chính quyền địa phương hoặc cơ quan người đó làm việc được biết. Nếu việc thông báo cản trở việc truy bắt thì được tạm thời ngừng việc thông báo nhưng sau khi cản trở không còn phải thông báo ngay.
Những điểm mới về chế độ nghỉ phép năm từ 2021
Tăng thời hạn miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2021
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.