Công chức, viên chức được cử đi đào tạo tự ý bỏ học phải đền bù
(kiemsat.vn) Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo…
Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm VKSND tỉnh, Tp. khu vực Nam Bộ và Nam Tây Nguyên
Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho các chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát
Tăng cường hợp tác trong công tác đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự, dân sự
Ngày 01/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP quy định về nội dung, chương trình, hình thức và quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Theo đó, đối tượng đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là: Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Đồng thời, Nghị định cũng quy định rõ việc cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi: Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo; không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp; đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Chi phí đền bù và cách tính chi phí
Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
Cách tính chi phí đền bù: Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù; đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này, chi phí đền bù được tính theo công thức sau: S = F x (T1 – T2)
Trong đó:
– S là chi phí đền bù;
– F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
– T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
– T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 21/10/2017.
Ví dụ: Anh A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sỹ 02 năm (= 24 tháng), chi phí hết 30 triệu đồng. Theo cam kết, anh A phải phục vụ sau khi đi học về ít nhất là 48 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã phục vụ cho cơ quan được 24 tháng. Sau đó, anh A tự ý bỏ việc. Chi phí đào tạo mà anh A phải đến bù là: S = 30 triệu đồng x (48 tháng – 24 tháng) = 15 triệu đồng Anh Nga
(giới thiệu)
Bài có liên quan>>>
Điều kiện để cán bộ, công chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài
Thông báo điểm trúng tuyển vào Học viện Tòa án hệ đại học chính quy ngành Luật học năm 2016
Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND tuyển cán bộ, giáo viên
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Thẩm quyền của VKSND cấp tỉnh trong giải quyết vụ việc, vụ án hình sự từ ngày 01/7/2025
-
4Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
5Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh
-
6Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính
-
7Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự công ích trong trường hợp nào?
-
8Quy định mới về hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức
-
9Quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
Bài viết chưa có bình luận nào.