Có được đổi họ cho con theo họ của cha dượng không?
(kiemsat.vn) Tôi và chồng cũ đã ly hôn nhiều năm và tôi được quyền nuôi con. Hiện nay, cả hai chúng tôi đều có gia đình riêng và tôi muốn đổi họ cho con riêng của tôi theo họ của chồng mới để tránh khi tôi sinh thêm em, các cháu khác họ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tình cảm giữa các con. Như vậy có được không và cần những thủ tục gì?
Tổ chức không có quyền, nghĩa vụ liên quan thì có quyền khởi kiện không?
Khiếu kiện quyết định tạm đình chỉ hợp đồng lao động ở đâu?
Ảnh minh họa
Trường hợp của bạn, Kiemsat.vn trả lời như sau:
Căn cứ khoản 1, Điều 7 (Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch) tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch năm 2014 có quy định như sau: Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
Căn cứ theo Điều 27 (Quyền thay đổi họ) tại Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
Như vậy, nếu con bạn từ đủ 9 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc đổi họ cho cháu phải nhận được sự đồng ý của bản thân cháu và cha đẻ của cháu (chồng cũ của bạn).
Tuy nhiên, nếu muốn đổi họ của con bạn sang họ của cha dượng thì chỉ có cách chồng mới của bạn phải làm thủ tục nhận con riêng của bạn làm con nuôi (đương nhiên điều này phải được sự đồng ý của cháu và cha đẻ), sau đó, làm thủ tục thay đổi họ cho con bạn theo trường hợp "Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi" (điểm b, khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015).
Xem thêm>>>
Việc kết hôn giữa con đẻ với con nuôi có được pháp luật thừa nhận không?
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Đảm bảo cơ sở, vật chất khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp
-
7Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp từ ngày 01/7/2025
-
8Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
-
9Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
Bài viết chưa có bình luận nào.