Chuyển mạng giữ nguyên số: Người dùng háo hức chờ
03/10/2017 10:24
Thông tin các nhà mạng đang thử nghiệm, chuẩn bị chính thức đưa dịch vụ chuyển mạng giữ số vào phục vụ khách hàng khiến nhiều người đón đợi. Đây sẽ là dịch vụ hữu ích cho người dùng có quyền chủ động chọn lựa cho mình nhà mạng khác, nếu nhận thấy chất lượng dịch vụ không như ý muốn mà không phải thay đổi bất kỳ con số nào trong dãy số di động của mình.
Giả danh công an gọi điện thoại lừa đảo
Nhiều thủ đoạn mạo danh công an qua điện thoại để lừa đảo, chiếm đoạt tiền
Chính thức cấp phép 4G cho VNPT và Viettel
Xu hướng chung của thị trường thế giới
Một cách dễ hiểu, dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số (MNP) cho phép thuê bao di động chuyển đổi nhà mạng hiện đang sử dụng linh động mà không phải phụ thuộc vào đầu số đang được cấp cho từng nhà mạng như hiện nay. Tức là cuộc gọi đến và gọi đi không có bất kỳ thay đổi nào, ngoài việc nhà cung cấp dịch vụ thay đổi theo ý muốn chủ quan của khách hàng.
Nói về lợi ích của MNP, Phó cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã cho biết: “Trong quá trình sử dụng, có thể khách hàng không vừa ý với chất lượng dịch vụ hoặc chất lượng chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, vì để giữ mối liên lạc liên tục, khách hàng e ngại việc thay đổi sang nhà mạng khác bởi sẽ phải đổi số điện thoại. MNP sẽ giải quyết được vấn đề đó khi đem lại quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ có chất lượng dịch vụ và lợi ích phù hợp hơn cho khách hàng”.
Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ này vẫn chưa chính thức triển khai mà mới chỉ thử nghiệm trên hệ thống của Trung tâm chuyển mạng quốc và các nhà mạng với nhau. Dự kiến phải sau 31.12, việc cung cấp dịch vụ này mới có thể chính thức đi vào đời sống.
Hiện Việt Nam có 5 nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông di động là Gtel Mobile, Vietnamobile, Viettel, Vinaphone và MobiFone. Tuy nhiên, mới chỉ có 3 nhà mạng có thể đáp ứng về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng và nhân sự để tiến hành test thử nghiệm, hướng tới sẵn sàng cung cấp dịch vụ theo đúng lộ trình. Hai nhà mạng còn lại là Gtel Mobile và Vietnamobile hiện vẫn chưa thể thực hiện hoặc đầu tư hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ.
Theo Bộ TTTT, trong trường hợp nhà mạng nào không kịp triển khai thực hiện theo đúng lộ trình, bộ sẽ công bố công khai để khách hàng biết và doanh nghiệp nào chưa thực hiện được, vào sau thì sẽ theo các chính sách chung khi tham gia sau này.
“Nhảy mạng” hưởng khuyến mại – không phải dễ dàng
Thực tế, những ngày qua trên nhiều diễn đàn, cộng đồng mạng đã hào hứng và nhắc nhau khả năng đổi mạng để tham gia các chương trình tri ân, ưu đãi, hưởng khuyến mại. Tuy nhiên, mục đích này khó có thể thực hiện bởi theo dự thảo thông tư chuyển mạng giữ số của Bộ Thông tin và Truyền thông, thuê bao di động muốn chuyển mạng giữ số phải đảm bảo thông tin thuê bao trả trước phải đầy đủ, chính xác theo quy định. Thông tin thuê bao trả sau cũng phải đầy đủ, chính xác so với hợp đồng đã ký với nhà mạng chuyển đi; Thuê bao đã được nhà mạng chuyển đi kích hoạt ít nhất 90 ngày trước thời điểm đăng ký chuyển mạng; Thuê bao trả sau không nợ cước của kỳ thanh toán cước gần nhất trước ngày đăng ký dịch vụ chuyển mạng. Thuê bao trả sau không sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế trong tháng liền trước hoặc trong tháng đăng ký dịch vụ chuyển mạng; Thuê bao không đang trong quá trình chuyển quyền sở hữu số thuê bao; không vi phạm pháp luật hoặc đang bị điều tra về việc vi phạm Luật viễn thông.
Ngoài ra, khi đáp ứng được các điều kiện trên, khách hàng còn phải trả một khoán phí nhất định tùy theo tính toán của từng nhà mạng trước khi đổi sang nhà mạng khác.
Việc chuyển mạng giữ số được đánh giá là có lợi cho khách hàng nhất và kể cả các nhà mạng hay nhà quản lý cũng đều được lợi. Về ích lợi của nhà mạng, đó là cơ hội cạnh tranh một cách công bằng trên cùng một môi trường kinh doanh. Không chỉ vậy, đối với các nhà mạng mới tham gia thị trường, cơ hội xóa bỏ nhiều rào cản khi phải nỗ lực giành giật thị phần trong khi nguồn lực còn chưa đủ. Đồng thời, các nhà mạng phải tăng cường cạnh tranh lẫn nhau trong môi trường lành mạnh để thu hút khách hàng. Điều đó cũng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng sản phẩm.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, việc giám sát thông qua một đầu mối là Trung tâm chuyển mạng quốc gia sẽ góp phần quản lý tập trung cả nhà cung cấp dịch vụ lẫn khách hàng cá nhân. Đồng thời, việc đó cũng góp phần tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên số. Trao đổi với Lao Động, đại diện một nhà mạng cho rằng hiện tại cả ba nhà mạng lớn đều đã sẵn sàng, chỉ còn chờ test cho kết quả đảm bảo là có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng vào đầu năm 2018.
Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số (MNP) lần đầu tiên ra mắt khách hàng tại Singapore vào năm 1997. Sau đó vài năm, dịch vụ này bắt đầu phát triển tới Mỹ, Australia và khu vực Châu Âu. Theo số liệu từ Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) thì hiện có 70 quốc gia trên thế giới cung cấp dịch vụ này.
Theo Duy Thiên/LDO
Có thể bạn sẽ đập hoặc cài đặt lại ngay điện thoại của mình sau khi đọc xong bài viết này
Làm sao để biết điện thoại bị nghe lén? Sau đây tôi xin tổng hợp cách để bạn đọc dễ dàng nhận biết xem điện thoại của mình có bị theo dõi không?
Đọc nhiều
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.