Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Ban Tổ chức Trung ương
(kiemsat.vn) Ngày 26/10, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 152-QĐ/TƯ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Trung ương. Quyết định này thay thế Quyết định số 79-QĐ/TƯ, ngày 10/4/2012 của Bộ Chính trị khoá XI về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Trung ương và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Hướng dẫn chuyển xếp lương công chức, viên chức khi thay đổi công việc
Từ ngày 26/11/2018: Công chức quản lý thị trường được khám người, phương tiện
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính (Ảnh: Vietnamnet) |
Quyết định số 152-QĐ/TƯ nêu rõ, Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; đồng thời, là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của trung ương.
Có 10 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tổ chức Trung ương được nêu cụ thể tại Quyết định, đó là: Nghiên cứu, tham mưu; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát; thẩm định, thẩm tra; phối hợp; thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền, Ban Tổ chức Trung ương được quyền; tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng lý luận về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ; tổ chức tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; hợp tác quốc tế về công tác xây dựng Đảng theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền; thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
So với Quyết định số 79-QĐ/TƯ ngày 10/4/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Trung ương, Quyết định số 152-QĐ/TƯ có một số điểm mới đáng lưu ý. Trong quy định về chức năng của Ban Tổ chức Trung ương có sự mở rộng về phạm vi nghiên cứu, tham mưu, hướng dẫn hơn so với trước. Cụ thể, cùng với việc là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tổ chức xây dựng Đảng, trong Quyết định mới này, Ban Tổ chức Trung ương có thêm chức năng tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về xây dựng hệ thống chính trị.
Tại Quyết định số 152-QĐ/TƯ, Ban Tổ chức Trung ương được giao thêm nhiệm vụ “... tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chính sách tiền lương của hệ thống chính trị”; “tham mưu việc thực hiện thí điểm một số chủ trương, mô hình mới về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, công tác cán bộ, đảng viên và chủ trì sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm đó”.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới, Ban Tổ chức Trung ương có thêm nhiệm vụ “hướng dẫn thống nhất việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, đảng viên; quản lý cơ sở dữ liệu cán bộ trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội”.
Trong thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư ủy quyền, Ban Tổ chức Trung ương được giao thêm nhiệm vụ “quản lý tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở trung ương và chỉ đạo việc thực hiện của các tỉnh ủy, thành ủy; đồng thời, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và chính sách cán bộ các cơ quan nhà nước”.
Ðể thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Ban Tổ chức Trung ương được quyền yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy và tập thể lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị (nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng) trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, đảng viên, chính sách cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ...
Về cơ cấu tổ chức, Ban Tổ chức Trung ương có Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban, trong đó có hai Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm là Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội. Ban Tổ chức Trung ương có 14 đơn vị trực thuộc trong đó có chín vụ, hai cục, Văn phòng Ban, Viện Khoa học tổ chức, cán bộ và Tạp chí Xây dựng Đảng.
Xem thêm>>>
Thực hiện hợp nhất cơ quan Đảng với cơ quan chuyên môn trong doanh nghiệp nhà nước
-
1Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
4 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
5 Thành lập VKSND thị xã Mộc Châu trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
-
9Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
Bài viết chưa có bình luận nào.