Chủ tịch Quốc hội: Các dự án Luật mà Quốc hội đang thảo luận sẽ luôn lắng nghe ý kiến của cử tri
(kiemsat.vn) Với 85,63% đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua việc điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (tháng 10-2018), sáng 11/6.
Thủ tướng: Lắng nghe dư luận, điều chỉnh lại thời gian cho thuê đất trong đặc khu
Lùi thông qua Dự án Luật đặc khu sang Kỳ họp sau
Quốc hội thông qua Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2019
Kết quả biểu quyết về việc điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt |
Trước đó, ngày 09/6, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ra Thông cáo về Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đang được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Thông cáo nêu rõ: “Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các tầng lớp Nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý Dự án Luật theo hướng không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm. Đồng thời, để tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho phép xem xét, thông qua Dự án Luật này tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV theo quy trình xem xét, thông qua dự án Luật tại ba kỳ họp”.
Nội dung làm việc đầu tiên của Quốc hội sáng nay là biểu quyết về việc điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Với 85,63% đại biểu tán thành, Quốc hội đã đồng ý điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (tháng 10-2018).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu trước phiên thảo luận ngày 11/6. Ảnh QH |
Trước khi bắt đầu phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu: "ngày hôm qua, ở số ít địa phương đã xảy ra tình trạng tụ tập đông người, kéo xuống đường gây ách tắc giao thông và có những hành động quá khích làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân". Chủ tịch Quốc hội khẳng định "chúng ta thấy việc Quốc hội, đại biểu bàn luận ở hội trường đã lan tỏa ra ngoài xã hội". Chủ tịch cũng chia sẻ "đáng tiếc là người dân liên quan không hiểu đúng bản chất sự việc, có sự ngộ nhận, hiểu nhầm vấn đề, nên có hành động quá khích; không loại trừ lòng yêu nước của người dân đã bị lợi dụng để gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội".
Thay mặt cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội kêu gọi: "Đồng bào, nhân dân cả nước hãy bình tĩnh, tin tưởng vào sự quyết định của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các dự án Luật mà Quốc hội đang thảo luận thì luôn lắng nghe ý kiến của người dân”. Chia sẻ cùng các Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nói về việc phát ngôn có thể sẽ tạo thêm các ngộ nhận, hiểu nhầm: "Chúng ta có nhiều hình thức, do vậy trong hành động, phát ngôn đừng tạo ra thêm bất kỳ sự ngộ nhận, hiểu nhầm nào nữa. Sự ngộ nhận đó lan ra ngoài xã hội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình của đất nước". Kêu gọi các Đại biểu cần dừng lại để lắng nghe cử tri, Chủ tịch nói: “Rất mong trong phiên họp sáng nay chúng ta phải dừng lại để tiếp tục lắng nghe ý kiến nhân dân. Cũng xin báo cáo với Quốc hội để chúng ta thấy được trách nhiệm của Quốc hội, trách nhiệm của từng đại biểu và từng cử tri khi bàn bạc nhận xét một quyết định mà Quốc hội đang làm việc".
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.