Chỉ được phép kiểm tra doanh nghiệp 1 lần trong năm

27/05/2016 03:26

Nghị quyết yêu cầu mỗi năm chỉ được kiểm tra các doanh nghiệp 1 lần. Hiện nay doanh nghiệp bị kiểm tra rất nhiều, có doanh nghiệp bị kiểm tra hàng tuần.

Đó là nội dung được nêu tại họp báo chuyên đề về Nghị quyết hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng nay.

Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, nghị quyết này là sản phẩm rất quan trọng sau hội nghị giữa Thủ tướng và doanh nghiệp mới đây.

“Một trong những nhiệm vụ của nó là nhằm không xảy ra trường hợp tương tự như Xin Chào nữa”, ông Hà nói.

Giới thiệu về nghị quyết mới được chính phủ ban hành vào ngày 16/5/2016, ông Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, mục tiêu của nghị quyết là đến năm 2020 sẽ phát triển số lượng doanh nghiệp lên có số 1 triệu.

“Đây là mục tiêu rất lớn, tham vọng lớn. Hiện mới có hơn 500.000 doanh nghiệp”, ông Hà nói.

Theo ông Hà, để thực hiện mục tiêu trên, nghị quyết đưa ra 10 nguyên tắc, trong đó chú trọng đến những nguyên tắc chính là doanh nghiệp là đối tượng phục vụ; Bình đẳng cho tất cả doanh nghiệp; Không hình sự hóa kinh tế, dân sự….

“Đây là nguyên tắc rất quan trọng. Tất nhiên đi đôi là phải xử lý nghiêm các vi phạm”, ông Hà nêu.

Tại cuộc họp báo, ông Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nêu ra 5 nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện việc phát triển doanh nghiệp, trong đó có những nhiệm vụ được giao rất cụ thể cho các bộ, ngành địa phương: Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; Tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng, tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp…

Theo ông Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, điểm mới trong việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp lần này là, đây là lần đầu tiên chúng ta đưa ra trong nghị quyết doanh nghiệp tư nhân là động lực phát triển kinh tế.

Một trong điểm mới nổi bật, đó là nghị quyết yêu cầu mỗi năm chỉ được kiểm tra các doanh nghiệp 1 lần. Nếu chúng ta thực hiện tốt thì thanh tra kiểm tra sẽ được thực hiện trong một lần/năm và sẽ khác hẳn.

“Nếu như VCCI ký cam kết với các tỉnh, thành mà thực hiện tốt việc này thì doanh nghiệp sẽ yên ổn rất nhiều. họp báo chuyên đề về Nghị quyết hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng nay. ”, ông Hà nêu.

Các đại biểu chủ trì buổi họp báo. (Ảnh: Tuấn Minh)

Tham dự buổi họp báo, trao đổi thêm về việc chỉ cho phép kiểm tra các doanh nghiệp một lần/năm, Thứ trưởng Bộ KH và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, đặt ra quy định như thế để hạn chế quy định làm phiền làm khó doanh nghiệp, chứ không phải thả lỏng bao che, dung túng cho vi phạm của doanh nghiệp.

Theo vị Thứ trưởng Bộ KH và Đầu tư, thông lệ quốc tế thường người ta đến kiểm tra liên ngành. Đây là kiểm tra thông thường nhưng những trường hợp cụ thể, cơ quan quản lý theo dõi thì người ta đến “bắt” thì vẫn làm nhưng việc kiểm tra sẽ hạn chế. Còn đã vào kiểm tra mà doanh nghiệp không thực hiện sửa chữa sai phạm thì có quyền đình chỉ. Việc này giúp cơ quan nhà nước quản lý minh bạch, tường minh hơn.

Tại cuộc họp báo này, trả lời câu hỏi của phóng viên Infonet về việc Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 1 triệu doanh nghiệp (tăng thêm gần 500.000 doanh nghiệp so với con số hiện nay) liệu có dẫn đến tình trạng “vơ bèo vạt tép” khi các doanh nghiệp cứ xin đăng ký là được thành lập doanh nghiệp và Chính phủ có biện pháp gì để các doanh nghiệp mới ra đời sẽ sống khỏe? Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, năm 2000 Luật Doanh nghiệp ra đời, mọi người đều ngỡ ngàng không ai nghĩ rằng trên đời này sao lại có chuyện doanh nghiệp ra đời dễ dàng thế được. Thậm chí có ý kiến phản đối.

Theo vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thời gian đó ông ở TPHCM, đây cũng là một địa phương năng động, đi đầu nhưng cũng là một trong những “thành trì” phản đối chuyện doanh nghiệp lại được đăng ký dễ dàng thế. Có mỗi chứng minh nhân dân, đơn và danh sách kinh doanh là xong, không đòi hỏi bất kỳ một cái gì. Rất dễ để ra đời một doanh nghiệp.

“Cái đó là đúng, như thế mới tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp ra đời. Tuy nhiên, theo quy luật của thị trường, quy luật của phát triển, cái yếu sẽ ngừng lại không hoạt động nữa. Những cái đó rất tự nhiên và phải như vậy.

Cái chính của nhà nước là tạo môi trường lành mạnh nhất để doanh nghiệp yếu cũng sống được. Nếu như môi trường xấu, môi trường ô nhiễm thì doanh nghiệp khỏe cũng chết”, ông Hà nói.

Theo ông, nghị quyết này cũng như trong tất cả chủ trương chúng ta đang muốn làm sao cho môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh để doanh nghiệp có yếu đi chăng nữa đều sống được, trừ những doanh nghiệp quá yếu phải rời khỏi thị trường còn lại chúng ta mở cửa cho mọi người sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho xã hội.

Nguồn: Tuấn Minh (infonet.vn)

Một mặt hàng đang phải chịu 2 giấy phép

(Kiemsat.vn) - Sáng nay (16/11), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã đăng đàn trả lời chất vấn của ĐBQH về các vấn đề như giải quyết nợ đọng thuế; thanh tra, kiểm tra; chống thất thu thuế, chuyển giá.

Thi hành án dân sự trước yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế

Trước yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Nghị quyết Trung ương V khóa XII đã ghi nhận và khẳng định thi hành án dân sự (THADS) là một trong những hoạt động quan trọng, góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư và khuyến khích phong trào khởi nghiệp.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang