Chỉ có Tòa án mới có quyền kết luận tài sản, thu nhập là hợp pháp hay không
(kiemsat.vn) Chiều 31/5, Quốc hội làm việc theo tổ, các ĐBQH góp ý vào dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Nhiều vấn đề quan trọng được cử tri gửi gắm đã được các đại biểu trình bày tại các tổ.
Toàn cảnh phiên thảo luận về kinh tế xã hội, quyết toán ngân sách của Quốc hội
"Hỏi nhanh, đáp gọn" với 04 nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV
Tài sản nhà nước thất thoát lớn trong vòng xoáy mua đắt, bán rẻ
Trao quyền kiểm soát tài sản, thu nhập cho Thanh tra Chính phủ
Điều 32 dự thảo Luật đề xuất thêm một phương án hoàn toàn mới so với dự thảo xin ý kiến các ngành và dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, theo đó quy định chỉ có cơ quan thanh tra có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập; cụ thể: Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai, hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương, người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền quản lý của mình (khoản 1); Thanh tra bộ hoặc đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương nơi không có cơ quan thanh tra kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại bộ, cơ quan ngang bộ hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị đó, trừ những đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều này (khoản 2); Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã, trừ những đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều này (khoản 3).
ĐBQH Dương Ngọc Hải, Viện trưởng VKSND Tp Hồ Chí Minh phát biểu tại phiên thảo luận tổ |
Về vấn đề này, ĐBQH Dương Ngọc Hải (tổ Tp Hồ Chí Minh) băn khoăn khi dự thảo trao quyền kiểm soát tài sản, thu nhập cho cơ quan thanh tra: “Giao chức năng xác minh tài sản, thu nhập của đối tượng có nghĩa vụ kê khai trong các cơ quan nhà nước (cả các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp) cho cơ quan thanh tra nhà nước thuộc Chính phủ (nhánh hành pháp) là vấn đề cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, để bảo đảm tính hợp lý và sự phù hợp với nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013”. Chưa nói tới vấn đề hiệu quả vì ngay trong báo cáo Chính phủ cũng cho rằng năng lực điều tra, xác minh của Thanh tra còn nhiều hạn chế trong khi đối tượng thanh tra lại là những người có “nghề” điều tra. Theo ông Hải, “giao như thế là quá sức đối với Thanh tra Chính phủ”.
Đánh thuế tài sản bất minh
ĐBQH Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá): Đánh thuế 45% tài sản bất minh là biện pháp xử lý nửa vời. Ảnh QH |
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (tổ Thanh Hoá), Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội cũng nhận xét: “Đánh thuế 45% tài sản bất minh là biện pháp xử lý nửa vời vì nếu tài sản đã xác định là bất minh thì phải tịch thu chứ sao lại chỉ lấy 45%. Phương án này phá vỡ cả lý luận và thực tiễn. Sao có thể nói tài sản bất minh thì chỉ 45% là do tham nhũng còn lại 55% thì không nên có thể được giữ lại?”.
ĐBQH Đặng Thuần Phong (Bến Tre). Ảnh Qh |
Đại biểu Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội (tổ Thanh Hoá) lo quy định thiếu khả thi vì trước hết, việc này thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Phải qua một bản án của toà tuyên bố tài sản của một người là bất minh thì mới tiến hành tịch thu được chứ không thể áp dụng cách thu thuế hay là phạt tiền (đều ở mức 45%) được. “Vấn đề này mà giải quyết không căn cơ và vô tình là lại hợp thức hoá cho những tài sản bất minh khi có khả năng tài sản do phạm tội mà có lại được giữ 55%” – ông Phong nói.
Về vấn đề này, VKSND tối cao đã có quan điểm gửi Quốc hội trong quá trình soạn thảo dự án Luật. Theo đó, quy định về truy thu thuế thu nhập cá nhân và xử lý vi phạm hành chính với thuế suất 45% đối với tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được một cách hợp lý là không đúng bản chất của việc xử lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ kê khai và nghĩa vụ giải trình. Việc vi phạm nghĩa vụ kê khai hoặc vi phạm nghĩa vụ giải trình, không phải là vi phạm pháp luật về thuế nên không thể áp dụng quy định về truy thu thuế để xử lý đối với họ; nếu cần thiết thì phải xử lý trách nhiệm kỷ luật; trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó giả sử có trường hợp tài sản, thu nhập có nguồn gốc hợp pháp đã được người sở hữu tài sản, thu nhập thực hiện nghĩa vụ đóng thuế nhưng do họ kê khai không trung thực mà truy thu thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 45% như dự thảo Luật sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế, vi phạm nguyên tắc tính thuế.
uan điểm của VKSND tối cao, theo quy định của pháp luật chỉ có Tòa án mới quyền kết luận tài sản, thu nhập là hợp pháp hay không hợp pháp, các cơ quan khác không có thẩm quyền này. Như vậy, nếu Tòa án ra phán quyết khẳng định tài sản do tham nhũng mà có thì đương nhiên sẽ tịch thu toàn bộ tài sản này chứ không cần xem xét áp dụng bất kì mức % nào nữa.
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.