Chạy chức, chạy quyền? có hay không phải giải đáp cho dân

03/11/2017 09:16

(kiemsat.vn)
– Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh việc xây dựng niềm tin cho người dân và cho rằng, mua quan bán chức, có hay không phải giải đáp cho dân, kể cả thông tin liên quan đến bản án của một cựu đại biểu Quốc hội, rằng Quốc hội có chạy không cũng phải làm rõ cho dân để tăng cường lòng tin đối với bộ máy Nhà nước.

Ngày 02/11, Quốc hội tiếp tục bàn thảo về tình hình kinh tế – xã hội và ngân sách Nhà nước. Ông Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội của Đoàn Đồng Nai phát biểu ý kiến về việc xây dựng niềm tin cho người dân từ góc độ nhìn nhận các vấn đề xã hội, điển hình như vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm.

Nếu chúng ta thêm chỉ tiêu về lòng tin thì chắc chắn sẽ làm cho sự phát triển kinh tế bền vững (Ảnh: Quốc hội)

Nếu chúng ta thêm chỉ tiêu về lòng tin thì chắc chắn sẽ làm cho sự phát triển kinh tế bền vững (Ảnh: Internet)

Thiếu chỉ tiêu về lòng tin

Sau hai ngày theo dõi các bài phát biểu của các vị đại biểu, đại biểu Dương Trung Quốc nhận thấy “chúng ta tập trung rất nhiều vào các chỉ tiêu kinh tế, 13 chỉ tiêu thành đạt của Chính phủ, đó là điều rất đáng khích lệ, đáng ghi nhận” nhưng lại thiếu chỉ tiêu định lượng được, chính là chỉ tiêu “về lòng tin”. “Nếu chúng ta thêm chỉ tiêu về lòng tin thì chắc chắn sẽ làm cho sự phát triển kinh tế bền vững”, ông nói.

Dùng chữ “đầu thú” là không ổn

Đi sâu vào vấn đền “niềm tin của người dân”, Đại biểu Quốc đề cập tới vụ việc diễn ra cách đây đúng một kỳ họp, xảy ra ở Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Theo ông, cần nhìn nhận nó như một cuộc khủng hoảng về lòng tin, không nên nhìn thuần túy là một vụ án hình sự và yêu cầu Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có trách nhiệm phải quan tâm những đề đạt, ý kiến, khiếu nại của người dân, nếu không được quan tâm xem xét kịp thời để rồi tích tụ lại thành hiện tượng tức nước vỡ bờ.

Theo ý kiến của ông, Chính phủ đã chỉ đạo rất sát sao giải quyết vụ Đồng Tâm nhưng đã 2,5 tháng nay người dân đồng tâm có kiến nghị đến kết luận của Thanh tra Hà nội mà vẫn chưa được cơ quan nào trả lời.

Ông bày tỏ quan ngại khi mà hồi cuối tháng 06/2017, bức thư ông viết gửi tới các vị lãnh đạo cao nhất của Trung ương và Hà Nội, duy nhất chỉ có Thủ tướng Chính phủ trả lời những thắc mắc ông đặt ra.

Khi ông đặt câu hỏi “Tại sao một lực lượng tinh nhuệ nhất, được đào tạo huấn luyện trang bị tốt nhất, lại bị bắt và giữ như cách nói cách diễn đạt của các cơ quan có trách nhiệm?” thì câu trả lời duy nhất mà ông nhận được là “họ vẫn giữ được phẩm chất của Công an nhân dân, họ không coi nhân dân là kẻ thù, họ chấp nhận một giải pháp như vậy”

Gần đây các cơ quan thực thi pháp luật kêu gọi những người liên quan đến việc giữ cảnh sát ở Đồng Tâm ra đầu thú, theo ông Quốc “dùng chữ đầu thú ấy là không ổn”. “Vì ai cũng có thể hình dung được rằng, để bắt và giữ được lực lượng ấy ko phải là một vài người kích động, không phải chỉ là một số ít, hàng trăm,hàng nghìn người phụ nữ, bà già, trẻ con. Chúng ta có thể coi đó là những người đó phải đầu thú không? Tại sao không nghe dân, gạn lọc thông tin để chúng ta có thể xử lý”, ông nhấn mạnh.

Theo ông, thượng tuân pháp luật là việc cần làm, phải xử lý đến cùng, tuy nhiên “thượng tuân pháp luật không phải để bắt bớ mà để củng cố lòng tin”. Vì vậy, đại biểu mong các các cơ quan có trách nhiệm trả lời cho những kiến nghị của người dân khi họ chưa hài lòng với kết quả thanh tra của TP. Hà Nội và rút ra bài học sâu sắc để không lặp lại những vụ việc như vậy.

Vấn đề xây dựng niềm tin cho người dân

Để củng cố về vấn đề xây dựng niềm tin đối với người dân, nhà sử học dẫn dắt ví dụ về những nhà chép sử, khi viết về chính trị họ chỉ cần viết “Thời đó, cửa không cần then, cổng không cần khóa”, rồi nạn đói năm 1945 ở nước ta, nhưng không có tình trạng con người ăn thịt lẫn nhau như ở các nước khác, ông cha ta lúc bấy giờ vẫn giữ được tình làng nghĩa xóm.

Nhìn nhận khía cạnh an toàn thực phẩm như một vấn đề của việc xây dựng niềm tin, ông Quốc nêu hiện tượng “nuôi lợn hai chuồng, nuôi rau hai luống” chỉ vì lợi ích cá nhân, nhiều nông dân sẵn sàng gây thiệt hại cho sức khỏe đồng loại, “Đây là điều cực kỳ nguy hại”.

Theo đại biểu Quốc, tình trạng suy thoái đạo đức xã hội, mất niềm tin là hết sức nguy hiểm, “kinh tế có thể vực dậy được, nhưng đạo đức mà mất thì rất khó làm lại”, ví dụ như vụ Khaisilk, chuyện EU rút thẻ vàng đối với ngành cá của Việt Nam.

“Cuộc thảo luận của chúng ta liên quan đến cải cách hành chính dường như chưa ai nói đến việc mua quan bán chức, mua quan bán chức, có hay không phải giải đáp cho dân, kể cả thông tin liên quan đến bản án của một cựu đại biểu Quốc hội, rằng Quốc hội có chạy không cũng phải làm rõ cho dân để tăng cường lòng tin đối với bộ máy Nhà nước”, đại diện đoàn Đồng Nai nhấn mạnh.

Đan Thanh

Bài liên quan >>>

ĐBQH đề nghị lùi thời gian áp dụng cách tính lương hưu mới cho phụ nữ

Sẽ thành lập Tổng cục quản lý thị trường hoạt động theo ngành dọc

Xâm hại tình dục trẻ em: Đánh giá đúng để có giải pháp phù hợp

Bitcoin không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp

(Kiemsat.vn) - Trong phiên họp buổi chiều nay (16 /11), Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thứ hai là việc điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo hỗ trợ sản xuất kinh doanh và tăng trưởng tín dụng hợp lý; Hoạt động của các ngân hàng yếu kém đã được xử lý và giải pháp đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Chất vấn và trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội sẽ diễn ra trong 03 ngày

(Kiemsat.vn) - Sáng nay (16/11), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ là vị bộ trưởng đầu tiên “đăng đàn”, mở đầu phiên trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội, diễn ra trong 3 ngày của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang