Các vụ việc sau khi Viện trưởng VKS tiếp công dân được xử lý như thế nào?

19/03/2017 09:30

(kiemsat.vn)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/02/2016 của VKSND tối cao về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát thì các vụ việc sau khi Viện trưởng Viện kiểm sát tiếp công dân được xử lý như sau:

Thứ nhất, nếu vụ việc do các đơn vị đang thụ lý xem xét, khi có văn bản giải quyết gửi công dân thì phải gửi đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp 01 bản để theo dõi, quản lý chung.

Thứ hai, nếu vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng thuộc trường hợp cần được kiểm tra lại, sau khi kết thúc kiểm tra, các đơn vị báo cáo Viện trưởng kết quả kiểm tra bằng văn bản và gửi đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để thông báo cho công dân.

Thứ ba, đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kết luận hoặc ý kiến chỉ đạo khác của Viện trưởng đối với các vụ việc.

Bảo Châu

Điểm mới về kiểm sát điều tra trong BLTTHS năm 2015

(Kiemsat.vn) – Điều 165 đến 167 BLTTHS năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra. Khi KSĐT các vụ án hình sự, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của VKS là “đề ra yêu cầu điều tra”.

Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong giai đoạn truy tố và vấn đề nâng cao chất lượng bản cáo trạng

(Kiemsat.vn) - Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Thể chế hóa quy định này, Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và BLTTHS năm 2015 đã có những quy định rất cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong từng giai đoạn tố tụng hình sự.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang