Bổ sung thêm thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
(kiemsat.vn) – Luật xử lý vi phạm hành chính đã sửa đổi, bổ sung thêm thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn Thanh tra; quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính; quyền xử phạt trong trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y sẽ bị phạt đến 50 triệu
Đầu tư xây dựng đường sắt được hưởng ưu đãi về đất đai
Phạt đến 40 triệu đối với hành vi bán SIM đã kích hoạt sẵn
Trước đó, ngày 18/8/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Bổ sung thêm thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành vào khoản 3 Điều 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Theo quy định, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị khiếu nại thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hoặc chỉ đạo người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giải quyết theo quy định của pháp luật về thanh tra và khiếu nại.
Bổ sung thêm thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Theo đó, những chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các khoản 1, 2 Điều 38; các khoản 3, 4, 5 Điều 39; khoản 3 Điều 40; các khoản 4, 5, 6 Điều 41; các khoản 3, 4 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 Điều 43; các khoản 3, 4 Điều 44; các khoản 2, 3 Điều 45; các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 46; Điều 47; các khoản 1, 2, 3 Điều 48; các khoản 2, 4 Điều 49 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính có giá trị gấp 02 lần giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu của cá nhân vi phạm hành chính.
Xác định rõ thẩm quyền xử phạt khi tang vật là hàng cấm.
Nghị định số 97/2017/NĐ-CP cũng bổ sung thêm quy định về thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm. Theo quy định, trường hợp các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước có quy định trị giá hoặc số lượng của hàng cấm và khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm có tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo quy định tại Chương II Phần thứ hai Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định của nghị định xử phạt vi phạm hành chính.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm không thuộc trường hợp nêu trên thì không tiến hành xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính mà phải chuyển hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 12.
Thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm được xác định theo nguyên tắc sau:
– Nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó.
– Nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc không phải là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc không phải là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước đó để ra quyết định xử phạt./.
Xem chi tiết Nghị định số 97 tại đây.
Anh Nga
(giới thiệu)
Từ 1/5 ghi hình xử phạt VPHC phải hiển thị ngày, giờ, địa điểm
Phạt tới 500 triệu đồng nếu xả thải vào nguồn nước
-
1Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
2Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
3 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
4 Thành lập VKSND thị xã Mộc Châu trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
-
5Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
6Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
7Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
-
8Danh mục bí mật nhà nước của Đảng
-
9Thành lập VKSND thị xã Kim Bảng trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.