Bổ sung thẩm quyền cho Tòa án trong giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình

14/03/2017 09:19

(kiemsat.vn)
BLTTDS năm 2015 đã bổ sung 03 loại tranh chấp, 05 loại yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Theo đó, 03 loại tranh chấp về hôn nhân và gia đình, gồm:

1.Tranh chấp về chia tài sản sau khi ly hôn (khoản 1 Điều 28);

2.Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (khoản 6 Điều 28);

3.Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật (khoản 7 Điều 28).

05 loại yêu cầu về hôn nhân và gia đình, gồm:

1.Công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình (khoản 3 Điều 29);

2.Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình (khoản 6 Điều 29);

3.Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án (khoản 7 Điều 29);

4.Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ thai sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình (khoản 8 Điều 29);

5.Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Việc BLTTDS năm 2015 bổ sung như trên nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự cũng như bảo đảm phù hợp với quy định của các luật khác có liên quan.

Kỳ Sơn

Xem xét nguyện vọng của con đương sự trong vụ án ly hôn có xem là thu thập chứng cứ?

(Kiemsat.vn) - Qua hơn một năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (có hiệu lực 01/7/2016). VKSND huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh phối hợp với Tòa án nhân dân huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh lưu ý, quan tâm chọn những vụ án dân sự - hôn nhân gia đình đưa ra giải quyết, xét xử theo thủ tục rút gọn ở cấp sơ thẩm.

Từ chối đến Tòa làm chứng được không? 

Tôi vô tình chứng kiến hai người hàng xóm chém nhau và đã ký tên vào biên bản lời khai của cơ quan công an. Mới đây, tôi nhận được giấy triệu tập của Tòa án mời lên tòa làm chứng. Gia đình tôi không đồng ý cho tôi đến tòa làm chứng vì sợ trả thù. Tôi có thể từ chối việc làm chứng này được không?
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang