Bình Dương tổ chức Hội nghị về thể dục thể thao
(kiemsat.vn) Sáng ngày 19/11, tại Hội trường Cục Hải quan tỉnh Bình Dương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị triển khai Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị; Chiến lược phát triển Thể dục thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch tổ chức Đại hội TDTT các cấp tỉnh Bình Dương năm 2025 - 2026.
Bình Dương: Họp báo thông tin Lễ công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Bình Dương cần tập trung số hoá và xanh hoá nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững
Thủ tướng Chính phủ khảo sát công trình đường cao tốc qua các tỉnh TP Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước
Gần 200 cán bộ công chức, viên chức TDTT từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thành phố, xã, phường trên địa bàn tỉnh Bình Dương tham dự và thảo luận sôi nổi tại hội nghị. |
Chủ trì Hội nghị có ông Cao Văn Chóng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương. Đến tham dự Hội nghị có bà Ong Thụy Hoàng Mai, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh; đại diện các ban, ngành của tỉnh, gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn; Đại diện lãnh đạo các Hội, Liên đoàn thể thao cấp tỉnh; công chức, viên chức Phòng Quản lý TDTT, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh; và cán bộ công chức, viên chức TDTT từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thành phố, xã, phường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Ông Cao Văn Chóng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị. |
Tại Hội nghị, các đại biểu được xem video clip khái quát về “Thể thao Việt Nam hướng đến giai đoạn mới, tầm nhìn mới” do Bộ VHTTDL phát hành; đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh triển khai chi tiết những điểm mới, trọng tâm về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển TDTT được nêu tại Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới; Quyết định số 1189/QĐ-TTg ngày 15/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch số 4356/KH-UBND ngày 09/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tỉnh Bình Dương năm 2025 – 2026.
Đại diện BCH Quân sự tỉnh, Công an tỉnh cùng đông đảo đại diện các sở ban ngành, địa phương đến tham dự hội nghị. |
Theo đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác TDTT và đã ban hành nhiều văn bản nhằm định hướng, chỉ đạo, tạo hành lang pháp lý để phát triển sự nghiệp TDTT thông qua việc ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT. Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020; Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 21-CTr/TU, ngày 14/6/2012 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Dương; UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện. Nổi bật, Bình Dương đã xây dựng “Đề án phát triển Thể dục thể thao tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên quan điểm phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới gắn liền với tình hình thay đổi thực tế trong nước và bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế; đảm bảo thực hiện các chủ trương quan điểm, đường lối chính sách pháp luật trong phát triển thể thao, nâng cao vai trò, vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của thể thao đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác TDTT gắn với phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, thường xuyên phát động các phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; xây dựng, thực hiện quy hoạch phát triển TDTT; ban hành các cơ chế, chính sách phát triển TDTT phù hợp với tình hình thực tiễn; huy động nguồn lực để xây dựng các cơ sở tập luyện TDTT ở xã, phường, thị trấn gắn với trường học; hỗ trợ phát triển TDTT ở các địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn...
Bà Ong Thụy Hoàng Mai – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh và đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, địa phương đến tham dự hội nghị. |
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, công tác TDTT tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung đã có bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được, vẫn còn những hạn chế, tồn tại mà ngành TDTT chưa đạt được trong 10 năm vừa qua, được các chuyên gia và lãnh đạo các cấp chỉ ra như: một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển TDTT; nguồn lực đầu tư còn thấp; thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao phát triển chưa thật sự vững chắc; chính sách với VĐV, HLV có mặt còn hạn chế; công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học chưa đáp ứng được yêu cầu toàn diện; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, y học và công tác huấn luyện chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.
Đại diện Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương triển khai một số nội dung, điểm mới của Kết luận số 70-KL/TW; Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch tổ chức Đại hội TDTT các cấp tỉnh Bình Dương năm 2025 - 2026. |
Trên cơ sở đó, ngày 31/01/2024 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 70-KL/TW về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới. Ngày 15/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1189/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 161- KH/TU ngày 04/7/2024 về việc thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 5241/KH-UBND ngày 18/9/2024 về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 161-KH/TU. Đây là một bước tiến mới, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cách tiếp cận và phát triển thể thao nước nhà. Đây cũng là cơ sở pháp lý để thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực; khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền TDTT phát triển bền vững, chuyên nghiệp đến năm 2045.
Đại diện Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Thủ Dầu Một phát biểu, trao đổi thảo luận tại hội nghị. |
Cùng với sự phát triển của TDTT, quá trình triển khai, nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác TDTT đã được nâng lên rõ rệt; công tác quản lý nhà nước về TDTT được tăng cường; phong trào tập luyện TDTT quần chúng phát triển sâu, rộng; kết quả thi đấu thể thao thành tích cao được cải thiện, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội nói chung. Chính sách xã hội hóa từng bước được đẩy mạnh, thu hút nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tạo sự đa dạng trong cung ứng hàng hóa, dịch vụ TDTT, mở rộng hợp tác quốc tế.
Đại diện Liên đoàn Thể thao dưới nước tỉnh phát biểu, trao đổi thảo luận tại hội nghị. |
Thể dục thể thao quần chúng ngày càng phát triển sâu, rộng và là nền tảng để thúc đẩy thể thao thành tích cao của tỉnh phát triển. Thành tích của các đội tuyển thể thao tỉnh có nhiều tiến bộ rõ rệt qua từng năm. Nổi bật, trong cuối năm 2023 các vận động viên của Bình Dương đã đạt được 5 HCV, 2 HCB và 2 HCĐ tại các giải vô địch thế giới; 1 HCB, 1 HCĐ tại Đại hội Thể thao châu Á (Asiad) lần thứ 19; 1 HCV, 2 HCĐ tại Giải Vô địch Châu Á và Giải Vô địch Đông Nam Á. Đặc biệt, 5 chức vô địch thế giới của các vận động viên: Bao Phương Vinh (Bida); vận động viên Lại Lý Huynh (Cờ tướng); vận động viên Hồ Huy Bình (Thể hình); vận động viên Trịnh Thị Kim Thanh và vận động viên Trần Thị Diễm Trang (Bi sắt); vận động viên Dương Đức Bảo môn (Muay), đây là 5 danh hiệu cao quý mà thể thao Bình Dương đạt được lần đầu tiên trong lịch sử. Đây cũng là lần đầu tiên thể thao Việt Nam đạt được chức vô địch thế giới ở các môn Bida, Cờ tướng và Bi sắt. Và năm 2024 Bình Dương tiếp tục giành được 3 huy chương vàng giải Vô địch thế giới ở các môn Bida, Jujitsu và Thể hình.
Đại diện phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Thuận An phát biểu thảo luận tại hội nghị. |
Để phát huy hơn nữa thành tích thể dục thể thao đã đạt được xứng tầm với khu vực, châu lục, tại Hội nghị các đại biểu đã tham gia phát biểu thảo luận xoay quanh quan điểm, mục tiêu, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao, làm rõ các sáng kiến, đề xuất các biện pháp, giải pháp, cách thức tổ chức, lộ trình triển khai thực hiện Kết luận số 70-KL/TW, Chiến lược phát triển TDTT, kế hoạch tổ chức Đại hội TDTT các cấp sao cho hiệu quả.
Các đại biểu thảo luận, hiến kế, đề xuất các giải pháp, cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban ngành, địa phương, các Hội – Liên đoàn thể thao và các cơ quan liên quan trong việc triển khai Kết luận số 70-KL/TW, Chiến lược phát triển TDTT, kế hoạch tổ chức Đại hội TDTT các cấp nhằm đảm bảo thực hiện đúng lộ trình đã đề ra. Đồng thời phát biểu đánh giá thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong triển khai thực hiện, đưa ra giải pháp, cách thức thực hiện hiệu quả các nội dung nêu trên và đề xuất kiến nghị nhằm hướng tới mục tiêu chung là xây dựng nền thể dục, thể thao phát triển bền vững hơn, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Đại diện cán bộ thể thao cấp xã, phường tham gia thảo luận tại hội nghị. |
Ghi nhận các ý kiến đóng góp từ đại biểu, lãnh đạo Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh biểu dương, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong việc tham mưu trong việc thực hiện Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mang lại những chuyển biến tích cực và toàn diện cho ngành TDTT tỉnh nhà nói riêng và thể thao nước nhà nói chung.
Đại diện cán bộ thể thao cấp xã, phường tham gia thảo luận tại hội nghị. |
Để hiện thực hóa các nội dung Chiến lược, biến khát vọng và tầm nhìn thành hiện thực, Sở VHTTDL tỉnh đề nghị các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan tiếp tục đồng hành cùng ngành TDTT, tập trung thực hiện tốt 6 nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những nội dung cốt lõi của Kết luận số 70-KL/TW; Chiến lược phát triển TDTT gắn với kế hoạch tổ chức Đại hội TDTT các cấp đến các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, cán bộ công chức, viên chức, HLV, VĐV trong toàn ngành nhằm tạo thống nhất về nhận thức, hành động.
Thứ hai, trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kết luận số 70-KL/TW; Chiến lược phát triển TDTT, các đơn vị liên quan, các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị mình để tập trung chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Kết luận số 70-KL/TW; Chiến lược phát triển TDTT và Đại hội TDTT các cấp. Tăng cường tính chủ động, trách nhiệm; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý; vừa bảo đảm được triển khai trong thực tế, vừa phát huy tối đa nguồn lực thực hiện.
Thứ ba, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới, chuyển đổi số nhằm phát triển thể dục thể thao; chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, phục vụ công tác quản lý, điều hành, huấn luyện, y sinh học thể thao chất lượng cao và các hoạt động thi đấu TDTT. Khai thác, quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao.
Thứ tư, phát triển tiềm năng về kinh tế thể thao, theo hướng tăng cường số lượng doanh nghiệp, mở rộng quy mô thị trường thể thao gắn với du lịch thể thao, cũng như nâng tầm chất lượng các sự kiện thể dục thể thao, tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thể dục, thể thao chất lượng cao; tạo sự đa dạng trong cung ứng hàng hóa, dịch vụ TDTT, mở rộng hợp tác quốc tế. Song song đó, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư, cải thiện các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực thể dục, thể thao.
Thứ năm, chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển thể thao gắn với việc thực hiện “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030”, cũng như “Đề án phát triển Thể dục thể thao tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tạo động lực mới cho sự phát triển của Ngành ở giai đoạn phát triển mới, tầm nhìn mới.
Thứ sáu, nghiên cứu, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư các công trình, dự án quan trọng để phát triển TDTT theo định hướng Quy hoạch mạng lưới cơ sở thể thao, Chiến lược đã được phê duyệt; Song song đó, ưu tiên đầu tư các môn thế mạnh, truyền thống, các môn thể thao có tiềm năng và các môn trong nhóm Olympic, Asiad.
Việc thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị; Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Sự thành công trong việc xây dựng nền thể thao phát triển toàn diện không chỉ phụ thuộc vào trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn cần sự chung tay của toàn xã hội và toàn thể người dân, để đưa thể thao Việt Nam nói chung và thể thao Bình Dương nói riêng phát triển ngày càng mạnh mẽ, chuyên nghiệp, góp phần xây dựng địa phương giàu mạnh, văn minh, gắn kết cộng đồng, phát triển cùng cả nước.
Ấn tượng Ngày hội Nhân vật biểu tượng và Bản quyền Việt Nam – Hàn Quốc 2024 tại WTC Bình Dương
Bình Dương: Tuyên án vụ cháy quán karaoke An Phú khiến 32 người thiệt mạng
-
1Chuyển đổi số xanh tại KCN Hải Phòng, hướng tới phát triển bền vững
-
2Vinamilk: Một thương hiệu quốc gia “Đặc biệt” và “Khác biệt”
-
3Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
-
4 Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) chính thức được Quốc hội thông qua
-
5Vinamilk – 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo được phẫu thuật tim và mắt
-
6Vinamilk tài trợ “132 kg đạm” cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội.
-
7Công đoàn EVNNPT góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia
-
8Bế mạc Giải Vô địch Bóng đá tỉnh Bình Dương năm 2024 - Cúp Hưng Thịnh
-
9Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
Bài viết chưa có bình luận nào.