Bạo hành trẻ tại cơ sở mầm non: Thêm một hồi chuông báo động
(kiemsat.vn) Hành vi thô bạo của bảo mẫu ở cơ sở mầm non Mẹ Mười ở Đà Nẵng một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về vấn nạn bạo hành trẻ em hiện nay, đồng thời đặt ra những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục mầm non.
Hà Nội: Mối lo từ những quả “bom” gas trong khu dân cư
Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Thực hiện tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật
Khi trẻ ăn trong nước mắt
Vụ việc bạo hành trẻ ở cơ sở Mầm Xanh vẫn còn chưa “nguôi ngoai” thì vừa qua, dư luận lại tiếp tục phẫn nộ với cảnh hành hạ trẻ tại nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười (đường Thái Thị Bôi, quận Thanh Khê, Đà Nẵng).
Clip ghi lại hình ảnh các bảo mẫu đang cho trẻ ăn cháo. Một bé trai bị ép ăn trong tình trạng cởi trần, nằm ngửa dưới sàn nhà. Khi em này có dấu hiệu từ chối ăn, bảo mẫu đã phủ áo lên mặt em và đánh liên tục vào mặt, kèm theo những lời lẽ quát nạt.
Hình ảnh bảo mẫu gác chân lên người và liên tục đẩy muỗng cháo vào miệng bé (Ảnh cắt từ clip - nguồn: Zing.vn) |
Một số hình ảnh khác cho thấy bảo mẫu túm đầu các bé, đè ngửa xuống sàn nhà, gác chân lên người và liên tục đẩy muỗng cháo vào miệng bé một cách thô bạo.
Căm phẫn hơn là hành động dùng 2 tay bóp vào mặt một đứa trẻ rồi nhấc bé lên cao, mặc cho bé đau đớn gào khóc. Bữa ăn của những đứa trẻ tại cơ sở này diễn ra không khác gì một cuộc “tra tấn”.
Hình ảnh bảo mẫu xách đầu trẻ (Ảnh cắt từ clip - nguồn: Zing.vn) |
Theo phản ánh của Dân trí, sau khi nắm thông tin, các lực lượng chức năng đã nhanh chóng đến hiện trường để xác minh vụ việc. Cơ sở mầm non trên do bà Đinh Thị Hồng (SN 1972) làm chủ nhóm. Nhóm trẻ Mẹ Mười hoạt động có giấy phép. Lần kiểm tra gần nhất vào tháng 01/2018 cho thấy cơ sở này đảm bảo tất cả điều kiện.
Sở GD-ĐT Đà Nẵng nhận định, vụ bạo hành trẻ em tại nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười là nghiêm trọng. Sở GD-ĐT cũng đề nghị UBND quận Thanh Khê thông báo đến tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn TP Đà Nẵng về việc nghiêm cấm các hành vi bạo hành thể xác, tinh thần đối với trẻ.
Nhiều phụ huynh kéo đến nhà trẻ Mẹ Mười ( Nguồn: Zing.vn) |
Ngay trong chiều 21/5, Nhóm trẻ Mẹ Mười bị đình chỉ hoạt động và 14 trẻ đã được cha mẹ đón về nhà.
Sáng 22/5, Đại úy Trần Nam Phước, Phòng Điều tra Tổng hợp Công an quận Thanh Khê cho biết, qua điều tra ban đầu đủ cơ sở để khẳng định có vụ việc xâm hại đến trẻ, có dấu hiệu hình sự nên sẽ khởi tố vụ án theo điều 140 BLHS, theo thông tin của báo Pháp luật.
Những vụ việc bạo hành trẻ được phát hiện và xử lý như trên mới chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”, thực tế còn nhiều vụ việc chưa được đưa ra ánh sáng do không có bằng chứng. Vậy lời giải nào để không còn cảnh những đứa trẻ bị hành hạ?
Làm gì để chặn đứng vấn nạn bạo hành trẻ?
Những vụ việc bạo hành gây xôn xao dư luận thời gian qua chủ yếu diễn ra ở nhà trẻ tự phát, không có giấy phép hoặc có cơ sở được cấp phép nhưng hoạt động rất tùy tiện.
Nhiều cơ sở thì người nuôi dạy trẻ không có nghiệp vụ về sư phạm mầm non, cơ sở vật chất không đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Việc tuyển dụng dễ dãi để lọt những giáo viên thiếu chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu lòng yêu trẻ liệu có phải là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vụ bạo hành trẻ mầm non? Câu hỏi này hoàn toàn có cơ sở.
Ảnh minh họa (Nguồn: internet) |
Theo quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, Bộ GDĐT quy định cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục phải có bằng tốt nghiệp THPT trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định. Nhiều ý kiến cho rằng, với điều kiện này, chủ nhóm trẻ dễ dàng đáp ứng yêu cầu, tuy nhiên chất lượng vẫn là điều đáng lo ngại. Cảnh tượng thường thấy ở nhiều cơ sở là vài cô bảo mẫu chăm mấy chục bé trong một diện tích khá chật chội.
Bởi vậy, yêu cầu bắt buộc là các cơ sở mầm non phải công khai số lượng, trình độ giáo viên, cơ sở vật chất và số lượng học sinh... để xã hội, phụ huynh giám sát, lựa chọn. Những cơ sở nào không đủ các điều kiện trên phải dứt khoát loại bỏ ra khỏi hệ thống.
Ở góc độ quản lý, các cơ quan có trách nhiệm cần phải tổ chức thanh kiểm tra các cơ sở mầm non thường xuyên, chặt chẽ, không thể để xảy ra tình trạng sai phạm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng rồi mới thực hiện kiểm tra, đóng cửa. Và cần điều tra, xử phạt thật nghiêm đối với hành vi bạo hành trẻ để tạo sự răn đe mạnh mẽ trong hệ thống giáo dục mầm non. Phụ huynh cần theo dõi sát sao thể chất, tâm lý của trẻ. Khi phát hiện con có dấu hiệu bị xâm hại, hành hạ, ngược đãi, cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng.
Cuối cùng, để ngăn chặn vấn nạn bạo hành trẻ mầm non nói riêng và trẻ em nói chung, cần có sự chung tay của toàn xã hội trong việc tuyên truyền kiến thức pháp luật, giáo dục con người về lối sống, cách hành xử… để trẻ em được lớn lên trong những môi trường bình yên và nhân văn nhất!
Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định:
"Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em". Tùy vào tính chất, mức độ hành vi mà người thực hiện hành vi bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khoản 2, Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, mức phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em; gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
Điều 140. Tội hành hạ người khác - Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi năm 2017) quy định:
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên
Xem thêm >>>
-
1VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
2VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
3VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
4VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
5VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
6Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
7VKSND TP. Quy Nhơn phối hợp với TAND cùng cấp xét xử lưu động vụ án mua bán trái phép chất ma túy
Bài viết chưa có bình luận nào.