Bào chữa viên nhân dân là ai?
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi có thấy nhắc đến khái niệm Bào chữa viên nhân dân, vậy tôi muốn hỏi họ là ai, thuộc tổ chức, đơn vị nào?
Vấn đề bạn hỏi, Kiemsat.vn trả lời như sau:
Hoạt động bào chữa của Bào chữa viên nhân dân không phải chuyên nghiệp mà chỉ mang tính chất nghiệp dư. Cho đến nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng chưa có một văn bản nào quy định về hoạt động bào chữa của Bào chữa viên nhân dân nên vị trí, vai trò của họ cũng mờ nhạt. Việc bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chủ yếu là Luật sư và người đại diện hợp pháp của những người đó.
Thuật ngữ Bào chữa viên nhân dân xuất hiện lần đầu trong BLTTHS 1988 và được tiếp tục được nhắc đến trong BLTTHS 2015 nhưng không quy định cụ thể thế nào là “Bào chữa viên nhân dân”.
Tuy nhiên, theo khoản 3, Điều 57 BLTTHS năm 2003 thì Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.
Khoản 3 điều 72 BLTTHS năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018) thì quy định rõ hơn: Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Bào chữa viên nhân dân tham gia tố tụng để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong 2 trường hợp sau:
Thứ nhất, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình (điểm c khoản 2 điều 76 BLTTHS 2015).
Thứ hai, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của mặt trận tự cử Bào chữa viên nhân dân tham gia TTHS. Theo quy định tại khoản 4 điều 75 BLTTHS năm 2015, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền và trách nhiệm tự cử Bào chữa viên nhân dân tham gia TTHS để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.
Lê Thương
-
1Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
2Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
3Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
4Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
5Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
-
67 nhóm nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị
Bài viết chưa có bình luận nào.