Bạn có biết cách cho con thừa kế tài sản mà không gây tị nạnh?

30/03/2017 03:58

Chia thừa kế thế nào khi bố mẹ không lập di chúc, khi nào không có tên trong di chúc vẫn được hưởng tài sản...?

Bạn có biết cách cho con thừa kế tài sản mà không gây tị nạnh?

Theo Điều 648 Bộ luật dân sự năm 2005, quyền của người lập di chúc được quy định như sau:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”.

Tuy nhiên, Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau:

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.

Khi bố mẹ không để lại di chúc thì tài sản để lại sẽ được chia theo pháp luật.

Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005, “hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.

Tiểu mục 2.4 chương I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định giải quyết về chia tài sản chung như sau:

– Trường hợp trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

+ Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

+ Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

– Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản”.

Ðiều 665 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về việc gửi giữ di chúc như sau:

1. Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.

2. Trong trường hợp cơ quan công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng.

3. Cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giữ bí mật nội dung di chúc;

b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;

c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng.

Như vậy, để lưu giữ bản di chúc, người lập di chúc có thể lựa chọn các cách thức lưu giữ di chúc như sau:

– Tự mình giữ di chúc: Việc người lập di chúc tự mình lưu giữ di chúc sẽ bảo đảm cho việc giữ gìn bí mật của bản di chúc, chỉ người lập di chúc biết được toàn bộ nội dung di chúc cho đến khi người đó chết.

– Yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ di chúc: Cần lưu ý rằng, cơ quan công chứng, chứng thực di chúc có thể là cơ quan công chứng hoặc Uỷ bản nhân dân xã, phường, thị trấn; nhưng Bộ luật dân sự cũng như pháp luật về công chứng, chứng thực đều quy định chỉ có cơ quan công chứng mới thực hiện việc lưu giữ di chúc.

– Gửi người khác lưu giữ bản di chúc: Để bảo đảm cho việc phân chia di sản sau khi người lập di chúc chết đúng với mong muốn của mình, người lập di chúc cũng có thể gửi di chúc cho một người mà mình có quan hệ chặt chẽ khi còn sống và có thể đặt niềm tin vào người này. Người lập di chúc nên viết rõ một số thông tin cơ bản về người gửi giữ bản di chúc trong bản di chúc.

Với ba cách thức để lưu giữ di chúc như trên, pháp luật Việt Nam có quy định chặt chẽ việc gửi giữ di chúc thông qua yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng. Cụ thể, tại Điều 60 Luật công chứng năm 2014 quy định về nhận lưu giữ di chúc như sau:

1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.

2. Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, Di chúc được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật”.

Bên cạnh đó, Điều 627 Bộ luật này cũng quy định về hình thức của di chúc như sau: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.

Ngoài ra, Điều 634 cũng quy định: “Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này”.

Với những quy định của pháp luật nêu trên, nếu bạn không thể tự viết và ký vào bản di chúc thì bạn có thể nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc sau đó bạn ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc và phải có ít nhất hai người làm chứng.

Xin lưu ý di chúc phải có các nội dung sau (Điều 631):

Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

– Ngày, tháng, năm lập di chúc;

-Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

-Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

– Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa”.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý là những người sau đây không được làm chứng di chúc (Điều 632):

– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Khoản 1 và khoản 4 Điều 648 quy định “Người lập di chúc có các quyền chỉ định người thừa kế;…giao nghĩa vụ cho người thừa kế”.

Như vậy, người được chỉ định quyền thừa kế và nghĩa vụ phải tôn trọng ý chí của người lập di chúc được thể hiện trong di chúc, trừ trường hợp di chúc được xác định là không hợp pháp.

Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 625 Bộ luật Dân sự như sau: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ trong di chúc chỉ có người lập di chúc mởi có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ.

Vì vậy, đối với người được chỉ định hưởng quyền và nghĩa vụ trong di chúc thì phải thực hiện theo ý chí, nguyện vọng của người lập di chúc, mà không có quyền hủy di chúc.

Điều 653 và 655 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng như sau: Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Nội dung của di chúc bằng văn bản phải ghi rõ:

– Ngày, tháng, năm lập di chúc;

– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

– Di sản để lại và nơi có di sản;

– Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ…

Như vậy, khi giấy tờ để lại không có chữ ký thì không có căn cứ để xem đó là bản di chúc, không có giá trị làm chứng cứ pháp lý để chia di sản thừa kế.

Theo Vxpress

Loại bỏ quy định liên quan đến di chúc chung của vợ chồng trong Bộ luật Dân sự 2015

(Kiemsat.vn) - Điểm mới lớn nhất trong Phần thừa kế của Bộ luật Dân sự năm 2015 là đã bỏ 03 điều liên quan đến di chúc chung của vợ chồng (các điều 663, 664, 668) được quy định trong Bộ luật Dân sự hiện hành.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang