10 năm vẫn chưa kết thúc vụ án

10/04/2017 04:15

(kiemsat.vn)
Vụ án "Tham ô tài sản, giả mạo trong công tác, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại công ty Cổ phần Bảo Minh Cà Mau đến nay đã kéo dài mười năm với 08 bản kết luận điều tra, 06 bản cáo trạng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa kết thúc.

Hà Văn Khoa có là đồng phạm?

Báo Công lý số 24 ngày 24/3/2017 có bài “Hà Văn Khoa có giúp sức cho Nguyễn Viết Lượng?” của tác giả Nguyễn Quang; tiếp đó ngày 26/3/2017, Báo Pháp luật Việt Nam số 85 có bài “Vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Bảo Minh Cà Mau: Gần 10 năm vẫn chưa kết thúc” của tác giả Trương Hào.

Xét xử “kỳ án” tham ô tại Bảo Minh Cà Mau

Bị cáo Nguyễn Viết Lượng tại phiên tòa

Nội dung các bài báo nêu: Vụ án “Tham ô tài sản, giả mạo trong công tác, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Bảo Minh Cà Mau, được khởi tố điều tra từ tháng 5/2007 đến nay đã 10 năm với 08 bản kết luận điều tra, 06 bản cáo trạng, Tòa án nhân dân tỉnh đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung 3 lần.

Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Viết Lượng, nguyên Phó Giám đốc và sau đó là Giám đốc Bảo Minh Cà Mau bị truy tố về tội tham ô bằng rất nhiều bộ hồ sơ bồi thường. Bị cáo Hà Văn Khoa bị truy tố liên quan đến hai bộ hồ sơ.

Hồ sơ thứ nhất mang số 20 đối với chủ phương tiện xe 69L-5220 là bà Nguyễn Kim Yến. Ông Nguyễn Viết Lượng khi đó là Phó Giám đốc Công ty giao cho Khoa tính toán số tiền bồi thường. Hồ sơ thể hiện ngày 17/8/2004 xe này xảy ra tai nạn tại phường 2, thị xã Vĩnh Long. Bảo Minh Cà Mau chi bồi thường cho Nguyễn Kim Yến hơn 59 triệu đồng bằng hai phiếu chi, kèm theo hai thông báo bồi thường do Lượng ký, biên bản giám định thiệt hại ngày 18/8/2004 do Lượng ký. Quá trình điều tra bà Yến xác nhận xe 69L- 5220 đã được PJICO bồi thường gần hơn 26 triệu đồng. Bản án nhận định “hồ sơ bồi thường thể hiện do Hà Văn Khoa lập tính toán, đề xuất bồi thường…

Tương tự như vậy, hồ sơ thứ hai mang số 21 trong bản án, bồi thường xe ôtô 64H – 2459 cho ông Phạm Minh Phúc, số tiền 58 triệu đồng. Hồ sơ bảo hiểm của Bảo Minh Cà Mau cho thấy chủ xe tham gia bảo hiểm, do Tạ Viễn Phương bán. Sau khi gây tai nạn tại Vĩnh Long đã được Bảo Minh Cà Mau chi trả bồi thường.

Ngày 19/4/2012, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm lần thứ 4, Tòa án nhân dân tinh Cà Mau đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Viết Lượng, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo Minh Cà Mau 20 năm tù giam về tội “Tham ô tài sản” vì cho rằng bị cáo đã chiếm đoạt số tiền hơn 55 triệu đồng của Công ty, các bị cáo khác bị xử phạt từ cải tạo không giam giữ đến 15 năm tù.

Đến tháng 6/2013, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, vì lý do cấp sơ thẩm chưa xác định được thiệt hại cụ thể của Công ty mà đã kết tội các bị cáo là chưa đủ căn cứ.

Đến tháng 5/2015, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau tiếp tục xét xử sơ thẩm lần thứ 5 và lại tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Ngày 14/01/2016 tại phiên tòa xử sơ thẩm lần thứ 6, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau tuyên án bị cao Lượng 20 năm tù, 15 bị cáo khác bị tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ đến 08 năm tù nhưng sau đó các bị cáo đều kháng cáo.

VKSNDTC yêu cầu báo cáo vụ việc

Đối với trường hợp bị cáo Hà Văn Khoa kháng cáo kêu oan vì cho rằng mình chỉ là nhân viên bồi thường, có nghĩa vụ phải tính toán các hồ sơ được giao. Khi lãnh đạo là ông Lượng giao hai hồ sơ, thấy đủ điều kiện thì tính toán đề xuất như thường lệ, không thể biết đó là hồ sơ khống do ông Lượng làm như cáo trạng quy kết. Chính bản án sơ thẩm cũng nhận định hồ sơ do Khoa tính toán mức bồi thường là “các chứng từ có trong hồ sơ đầy đủ và hợp lệ… không có căn cứ chứng minh bán khống bảo hiểm…” và Tổng công ty Bảo Minh kiểm tra hàng năm cũng không phát hiện thấy đó là hồ sơ khống.

Theo quy định, tài liệu đầy đủ thì nhân viên phải chấp hành theo phân công của lãnh đạo để tính toán số tiền dự kiến bồi thường, việc làm này là khách quan làm theo nhiệm vụ. Bản án cũng kết luận ông Lượng chiếm đoạt hoàn toàn số tiền từ bộ hồ sơ này. Khoa không biết nó có được trả cho khách hàng hay bị ai đó chiếm đoạt. Bản án kết luận Khoa phải chịu trách nhiệm vì tính toán trên hồ sơ khống, nhưng chính bộ hồ sơ này tại bản án sơ thẩm đã nhận định “các chứng từ có trong hồ sơ đầy đủ và hợp lệ… không có căn cứ chứng minh bán khống bảo hiểm”.

Bên cạnh đó, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 14/01/2016 đại diện nguyên đơn, Giám đốc CTy Bảo Minh Cà Mau cũng khẳng định việc Khoa tính toán bồi thường ở hai hồ sơ nêu trên là phù hợp, đúng quy định, không thể từ chối theo sự phân công của lãnh đạo.

Liên quan đến vụ việc, mới đây, VKSND tối cao đã có Thông báo số 80/TB-VKSTC nêu ý kiến chỉ đạo của VKSND tối cao về các thông tin báo chí nêu liên quan đến hoạt động của ngành kiểm sát. Thông báo nêu rõ: Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSNDTC phụ trách và gửi báo cáo vê Văn phòng VKSNDTC để theo dõi.

Ngân Hà

Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Kết luận giám định làm rõ cái chết của nữ y tá xấu số

Những người tham gia cuộc khai quật ám ảnh vì thi thể đã chôn cất gần 100 ngày, từ việc lấy mẫu phẩm cho đến xét nghiệm đều vô cùng khó khăn.

Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Khai quật tử thi thành công nhờ kế hoạch “điệu hổ ly sơn”

Chỉ có duy nhất một biện pháp đó chính là khai thuật tử thi, xét nghiệm thì mới có thể có đáp án cho những câu hỏi.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang