1.000 cán bộ cấp cao trong diện kiểm tra, giám sát tài sản
Cán bộ do Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý sẽ nằm trong diện xem xét tài sản khi có 3 yếu tố, gồm kế hoạch của cấp có thẩm quyền, xuất hiện đơn thư hoặc dấu hiệu vi phạm.
Sáng 27/5, bà Lê Thị Thủy – Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, Bộ Chính trị vừa ban hành quy định số 85 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý.
Bà Lê Thị Thuỷ – Phó chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Trung ương.
“Chủ thể của công việc kiểm tra, giám sát này là Bộ Chính trị, Ban bí thư và Ủy ban kiểm tra Trung ương. Số lượng cán bộ chịu tác động của quy định khoảng 1.000 người”, bà Thủy nói và giải thích thêm, không phải tất cả cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý đều sẽ được kiểm tra, giám sát.
Công việc nêu trên chỉ tiến hành nếu có 3 yếu tố. Đầu tiên, khi cơ quan và tổ chức có thẩm quyền ban hành kế hoạch, yêu cầu kiểm tra, giám sát. Tiếp theo, trường hợp xuất hiện đơn thư, kiến nghị, phản ánh có căn cứ về việc kê khai tài sản không trung thực của cán bộ. Và cuối cùng, khi cán bộ có dấu hiệu vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản.
Theo lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các quy định hiện hành về kê khai tài sản, thu nhập và kiểm tra, giám sát vẫn triển khai bình thường, “không phải vì có quy định 85 mà thay đổi”. Điều này được hiểu là quy định 85 chỉ áp dụng với cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý và được áp dụng khi có 3 yếu tố cần thiết để cơ quan chức năng vào cuộc. Quá trình kiểm tra, giám sát sẽ xem xét tài sản của cán bộ và vợ hoặc chồng, con chưa thành niên.
“Nếu cơ quan chức năng phát hiện cán bộ nào kê khai tài sản không trung thực thì sẽ xử lý theo quy định của Đảng và Nhà nước. Các cơ quan của Đảng đang sửa đổi quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, trong đó có hình thức xử lý nếu kê khai tài sản không trung thực, không đầy đủ”, bà Thủy nói và cho biết, các quy định liên quan đến lĩnh vực này cũng sẽ được Quốc hội, Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.
Theo bà Thủy, các hoạt động kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản được thực hiện theo đúng quy trình, sau khi có kết luận, Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ phát hành thông cáo công khai và đầy đủ.
Trả lời câu hỏi về quyền bảo vệ thông tin cá nhân, bà Thủy nói với cán bộ thì đã có quy định là bản kê khai tài sản phải công khai tại chi bộ và nơi công tác. “Tới đây chúng tôi sẽ có hướng dẫn cụ thể để trên cơ sở đó, hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát bao nhiêu cuộc”, bà nói.
Võ Văn Thành/Vnexpress
-
1Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
2Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
3Hai vị Viện trưởng đầu tiên với sự nghiệp "Trồng người của ngành Kiểm sát"
-
4Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
5VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
-
6Thống nhất với chủ trương cho phép chuyển đổi các ngạch Kiểm sát viên và Điều tra viên
-
7Đồng chí Hoàng Quốc Việt với sự nghiệp giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ Viện kiểm sát nhân dân
-
8Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Bình Dương
-
9Mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Bài viết chưa có bình luận nào.