08 cách tránh bị đánh cắp tiền khi dùng thẻ ATM
Kẻ gian có thể lợi dụng sự bất cẩn của bạn để đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, vì vậy hãy lưu tâm những hướng dẫn sau.
Hai đạo chích có mật khẩu ATM do trộm được cả chứng minh thư
Khởi tố 14 bị can nguyên là nhân viên Ngân hàng Đại Tín
Các ngân hàng rốt ráo xử lý “cục máu đông” nợ xấu
1. Kiểm tra máy ATM
Macquarie đưa tin một trong những cách phổ biến nhất mà bọn trộm sử dụng để tiếp cận thông tin tài khoản của bạn là từ máy ATM. Bằng việc cài đặt thiết bị quét trên đầu đọc thẻ, chúng có thể sao chép lại thông tin khi bạn đưa thẻ vào máy ATM và sử dụng các thông tin đó để làm thẻ giả, với đầy đủ các chức năng y như thẻ gốc.
Sẽ rất khó để phát hiện ra thiết bị quét thẻ này liệu có đang bị cài trong cây ATM bạn dùng không, vì vậy, nếu thấy bất cứ điều gì khả nghi, bạn hãy ngừng sử dụng máy ngay lập tức.
Bạn nên chọn các cây ATM gần ngân hàng hoặc các trung tâm thương mại, tránh các cây ATM đứng riêng lẻ.
2. Che mật khẩu khi đăng nhập
Bọn trộm sẽ cần cả mật khẩu của bạn sau khi sao chép thành công các thông tin trên thẻ, vì vậy, hãy lấy tay che mã pin/ mật khẩu khi bạn tiến hành đăng nhập tài khoản tại cây ATM.
3. Đừng rời mắt khỏi thẻ của bạn
Tại quầy thanh toán, tại các nhà hàng, khi bạn đưa thẻ ATM cho thu ngân hay bồi bàn quẹt, bạn vẫn có thể bị đánh cắp thông tin, Vì vậy, hãy để mắt tới chiếc thẻ của bạn.
4. Sử dụng mật khẩu khó đoán
Bạn nên sử dụng mật khẩu phức tạp, có đủ các ký tự đặc biệt, chữ và số, đồng thời đừng quên thay đổi mật khẩu liên tục.
5. Đừng dùng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản
Tài khoản ngân hàng không nên để mật khẩu giống tài khoản email, và đặc biệt không được giống với những tài khoản khác.
6. Không nên cung cấp thông tin tài khoản của bạn qua điện thoại
Không nhất thiết phải trao tay tận nơi mà các thông tin của bạn vẫn có thể bị đánh cắp qua điện thoại. Bọn trộm có thể giả dạng là người đại diện, nhân viên chăm sóc khách hàng… của các tổ chức hợp pháp và uy tín để hỏi về thông tin thẻ tín dụng của bạn.
Bạn đừng bao giờ dễ dàng cung cấp các thông tin này, hãy lưu lại thông tin người hỏi, gọi lại theo số chăm sóc khách hàng chính thức đăng trên website của công ty để xác nhận lại.
7. Kiểm tra số dư và sao kê tài khoản thường xuyên
Các ngân hàng thường có dịch vụ thông báo các biến động về số dư tài khoản qua điện thoại và email của khách hàng. Bạn hãy thường xuyên kiểm tra sao kê tài khoản, đảm bảo chúng khớp với những giao dịch thực tế bạn đã chi tiêu. Nếu có bất cứ giao dịch bất thường nào xuất hiện, chủ thẻ liên hệ ngay với ngân hàng để được phối hợp xử lý.
8. Xé tất hóa đơn, giao dịch trước khi vứt vào thùng rác
Bọn trộm có thể điều tra rõ hơn về tài khoản ngân hàng của bạn thông qua các hóa đơn giao dịch rút và gửi tiền. Vì vậy, bạn hãy hủy chúng nếu bạn có ý định vứt đi.
Phương Thảo/vnex.press
Ngân hàng Ocean Bank sẵn sàng trả khách hàng số tiền 400 tỷ bị “bốc hơi”
Cạy phá ATM chưa lấy được tiền: Không phạm tội?!
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.