Nhiệm vụ của Kiểm tra viên, Thẩm tra viên trong tố tụng dân sự
(kiemsat.vn) – Kiểm tra viên, Thẩm tra viên là chức danh tư pháp mới được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Kiểm tra viên là chức danh tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân: Theo Điều 59 BLTTDS năm 2015, khi được phân công hoạt động tố tụng, Kiểm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên; lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát; giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ việc dân sự với Chánh án Tòa án; thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; hỗ trợ Thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này (Điều 50 BLTTDS)./.
Hồng Hải
-
1Quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
-
2Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
3Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
4Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
5Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
6Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
Bài viết chưa có bình luận nào.