Nhân ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Bí ẩn về bức tranh chưa từng được công bố

01/04/2018 10:49

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẽ không nhiều, “gia tài” tranh của công trên dưới 100 bức. Trong đó, chủ yếu là Trịnh Công Sơn tự hoạ về mình, ký hoạ những người trong gia đình, bạn bè thân thiết và các nghệ sĩ, tác giả nổi tiếng như Văn Cao, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Sáng... Thế nhưng có một bức tranh đặc biệt mà Trịnh Công Sơn đã vẽ, không giống với tất cả và chưa một lần được công bố chính thức.

Bức tranh quý mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẽ cùng họa sĩ Trịnh Cung và họa sĩ Tôn Thất Văn

Nhân ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1.4.2001) chúng tôi xin kể lại câu chuyện này.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẽ không nhiều, “gia tài” tranh của công trên dưới 100 bức. Trong đó, chủ yếu là Trịnh Công Sơn tự hoạ về mình, ký hoạ những người trong gia đình, bạn bè thân thiết và các nghệ sĩ, tác giả nổi tiếng như Văn Cao, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Sáng... Thế nhưng có một bức tranh đặc biệt mà Trịnh Công Sơn đã vẽ, không giống với tất cả và chưa một lần được công bố chính thức.Nhân ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1.4.2001) chúng tôi xin kể lại câu chuyện này.

Một lần, nhà báo Kinh Thi- cây bút bình luận thể thao nổi tiếng bật mí với tôi rằng nhà anh có một “bảo vật” liên quan đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà chưa một lần công bố. Hỏi mãi thì anh tiết lộ rằng đó là bức tranh mà họa sĩ Trịnh Công Sơn vẽ. Điều đặc biệt là ông không chỉ vẽ một mình, mà cùng 2 họa sĩ khác là Trịnh Cung và Tôn Thất Văn. Chính sự hòa hợp của 3 tâm hồn nghệ sĩ này đã cho ra một tác phẩm đặc biệt.

Đấy là một bức sơn dầu. Tranh đẹp, bố cục và màu sắc hài hòa, đường nét tuy có đẳng cấp cao nhưng lại đơn giản, dễ xem. Ai xem bức tranh ấy cũng thích, dù mỗi người thích theo mỗi cách khác nhau - tùy trình độ, năng khiếu hoặc mức độ ưa thích hội họa. Điều đặc biệt là bức tranh này có đến ba chữ ký mà trong số đó, ít nhất có đến hai tên tuổi lớn trong làng hội họa Việt Nam: họa sĩ Trịnh Cung và họa sĩ Tôn Thất Văn. Còn lại là một tên tuổi lừng lẫy, dù ông không hẳn là họa sĩ thực thụ. Đó chính là Trịnh Công Sơn.

Họ đã cùng vẽ trong một dịp tình cờ, hoàn toàn không có sự chuẩn bị trước, và họ đều hài lòng với tác phẩm thoạt nghe có vẻ "dã chiến" nhưng kỳ thực thì rất nghiêm túc ấy.

Bây giờ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và họa sĩ Tôn Thất Văn đều đã ra người thiên cổ. Chỉ còn mỗi họa sĩ Trịnh Cung. Họa sĩ Trịnh Cung nhớ lại đã cùng vẽ với Trịnh Công Sơn và Tôn Thất Văn trong một dịp khác. Nhưng lần ấy, vì một tình huống không hay, tác phẩm mà họ ưng ý đã bị một người dùng sơn phá hủy. Điều thú vị là: họa sĩ Trịnh Cung nhớ rõ đến từng chi tiết về tác phẩm đã bị phá hủy, nhưng với bức tranh còn đang tồn tại thì ban đầu ông... không hề nhớ!

Chuyện thú vị xảy ra cách đây hơn 20 năm. Họ gặp nhau ở tư gia của một người bạn để hàn huyên chuyện cũ, nhân dịp trong nhóm có người ở xa mới về. Chủ nhà là người thích vẽ, nên thường sẵn có vải bố, khung, sơn, cọ... Thế rồi, chuyện này nối tiếp chuyện kia, cho đến khi tác phẩm vẽ chung giữa ba nghệ sĩ nổi tiếng Trịnh Cung, Trịnh Công Sơn và Tôn Thất Văn được hoàn thành. Dụng cụ, chất liệu làm nên bức tranh đều là những thứ sẵn có, ngẫu nhiên. Ý tưởng, chủ đề thì cũng nảy sinh một cách tự nhiên ngay trong cuộc trò chuyện.

Tính hy hữu, độc đáo của bức tranh càng tăng lên theo lời kể của tác giả duy nhất còn đang hiện hữu. Nhưng, tác phẩm không chỉ độc đáo, hy hữu. Họa sĩ Trịnh Cung khẳng định: "Tôi đã thừa nhận bức tranh thì điều đó có nghĩa là bức tranh này có đủ sức sống, có đủ giá trị chuyên môn để tồn tại, độc lập với các đặc điểm lạ lùng, ngoài chuyên môn của nó".

Bức tranh đang được gia đình anh gìn giữ như một kỷ vật thú vị. Anh kể: "Trong thập niên 1960, bố tôi có một quán cà phê ở Huế. Quán tuy không lớn nhưng là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm về thời trai trẻ của ông. Đấy là nơi gặp gỡ hàng ngày của những người bạn trong giới văn nghệ như Trịnh Cung, Tôn Thất Văn, Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Hoàng Phủ Ngọc Phan... Theo thời gian, và theo thời cuộc, nhóm bạn văn nghệ ấy phân tán mỗi người mỗi ngả. Sau này, mỗi người là mỗi danh phận khác nhau, có mỗi cuộc sống khác nhau, nhưng kỷ niệm cũ, tình bạn văn nghệ, những chi tiết về quán cà phê ở Huế (có tên là "Bạn") cách đây đã nửa thế kỷ, họ đều không quên".

Riêng về bức tranh thì anh nhớ từng chi tiết, vì đã tận mắt chứng kiến "cuộc chơi" của bố và bạn bè. Anh kể: "Hôm ấy, tôi đi học về thì thấy trong nhà khá đông khách. Sau khi chào hỏi, tôi lặng lẽ chọn một góc riêng trong căn phòng lớn, ngồi yên và thích thú theo dõi mọi chuyện. Bức tranh khi ấy đang nằm trên giá vẽ, vẫn chưa hoàn thành. Bố và bạn bè vừa trò chuyện, vừa bình luận về bức tranh đang vẽ, bên bàn rượu (riêng họa sĩ Trịnh Cung là người duy nhất trong nhóm không uống rượu). Thi thoảng, một người lại bước đến giá vẽ, cầm cọ. Cứ thế cho đến khi tác phẩm hoàn thành và các họa sĩ ký tên lên tranh, tặng bố".

(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang