Mượn xe mang đi cầm đồ có bị tù không?  

12/09/2017 10:36

Anh trai em mượn xe máy của bạn rồi mang xe cắm ở cửa hàng cầm đồ. Nay bạn anh ấy gửi đơn ra phường nhờ giải quyết. Vậy anh trai em có phải ngồi tù không ạ?

Mượn xe mang đi cầm đồ có bị tù không

Ảnh minh họa (internet)

Trường hợp bạn hỏi, Kiemsat.vn trả lời như sau:

Anh trai bạn bị đâm đơn ra phường đồng nghĩa với việc anh của bạn đã không thực hiện việc trả xe và trả tiền cho bạn khi đến hạn. Như vậy, anh của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hành vi của anh bạn xảy ra hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Anh trai bạn đã có mục đích chiếm đoạt từ trước khi mượn xe và tiền của bạn. Như vậy, anh bạn sẽ có thể bị xem xét về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS năm 1999: “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

….”

Theo đó, nếu anh bạn có hành vi gian dối (bằng nhiều hình thức), đưa ra thông tin sai sự thật để bạn tin, giao xe và tiền (trên 2 triệu đồng) cho mình để chiếm đoạt tài sản thì anh của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội lừa đảo chiếm đoạt. Do bạn không nói rõ giá trị của chiếc xe là bao nhiêu nên bạn có thể tham khảo mức hình phạt quy định nêu trên để biết khung hình phạt mà anh của bạn có thể phải chịu.

Trường hợp thứ hai: Anh trai bạn sau khi mượn xe và tiền mới có mục đích chiếm đoạt, thì sẽ bị xem xét về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bố sung năm 2009:

Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Mức hình phạt của tội này mà anh bạn phải chịu còn phụ thuộc vào số tiền mà anh trai bạn chiếm đoạt được. Cụ thể:

– Nếu giá trị tài sản chiếm được từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm;

– Nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì khung hình phạt là bị phạt tù từ  2 năm đến 7 năm;

– Bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

Phạm Hằng

Cầm cố xe đi mượn có phạm tội không?

Bạn đọc hỏi: Cháu trai tôi 16 tuổi 2 tháng. Tháng trước, cháu có mượn bạn một chiếc xe đạp điện. Do thiếu tiền, cháu đem cầm cố chiếc xe này được 1.000.000đ để ăn tiêu. Sau đó, cháu bị gia đình người bạn làm đơn tố cáo với cơ quan công an. Tôi xin hỏi: Cháu tôi có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Cháu chưa đủ 18 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt gần 19 tỷ liệu có “chìm xuồng”?

Kiemsat.vn - Sau gần 3 năm kể từ ngày CQCSĐT CATP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Phan Anh Dũng về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt gần 19 tỷ của Cty TNHH MTV Chế tạo thiết bị điện Hà Nội, đến thời điểm hiện nay vẫn không có phiên toà nào diễn ra.
(1) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang