Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) cần bảo đảm chất lượng và tính khả thi
(kiemsat.vn) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, sáng 19/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).
Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí dự "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc" tại Quận 1 tp Hồ Chí Minh
Nha Trang ngập sâu trong nước
Tại phiên họp, các đại biểu nhấn mạnh, đây là dự án Luật rất quan trọng nhằm bảo đảm thực thi Hiến pháp, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, khắc phục những hạn chế bất cập của luật hiện hành và trong thực tiễn tổ chức triển khai thi hành án hình sự và bảo đảm sự đồng bộ thống nhất các văn bản pháp luật đã được Quốc hội thông qua gồm Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các đạo luật khác về tư pháp; bảo đảm thực thi các phán quyết của Tòa án trên thực tế và để phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải quy định cụ thể để bảo đảm tính khả thi khi tổ chức thực hiện Luật Thi hành hình sự (sửa đổi) bởi dự án luật này có tính chất phức tạp, phạm vi điều chỉnh rộng, tác động trực tiếp đến đời sống, an ninh xã hội, nội dung còn nhiều điểm cần phải giải trình thêm, còn chưa rõ về trình tự, thủ tục, cách thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của phạm nhân.
Vấn đề lao động của phạm nhân trong hay ngoài khu vực tạm giam, trại tạm giam, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng việc tổ chức lao động sản xuất thường ở ngay trong trại giam, chủ yếu gia công sản xuất những sản phẩm có giá trị không cao, làm những công việc đơn giản không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao nên tạo ra hiệu suất không lớn, việc học nghề cũng đạt kết quả chừng mực. Tổ chức cho phạm nhân lao động sản xuất bên ngoài trại giam thời điểm này là cần thiết bởi: Việc lao động sản xuất gần môi trường ngoài xã hội là điều kiện quan trọng để sớm tái hòa nhập cộng đồng, giảm bớt sự mặc cảm và tự ti sau khi ra tù; góp phần cải thiện cuộc sống cho chính phạm nhân, giảm bớt áp lực, gánh nặng cho trại giam; phạm nhân có cơ hội có việc làm ngay tại chính doanh nghiệp đó sau khi mãn hạn tù.
Góp ý về nội dung này, đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cho rằng không khả thi vì quy trình tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ phạm nhân trốn trại rất cao, không bảo đảm an ninh, an toàn trong việc quản lý phạm nhân, có thể phát sinh ra nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự trong khu vực.
Việc thi hành án treo và phải cải tạo không giam giữ được các đại biểu đánh giá là còn nhiều điểm bất cập. Ví dụ: Có trường hợp án không thi hành được vì người bị kết án vắng mặt, tự ý bỏ trốn khỏi nơi cư trú, không trình báo, gây khó khăn cho thủ tục thi hành án. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành thì sau khi hết thời gian thử thách mà người bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới sẽ đương nhiên được xóa án tích mà không căn cứ vào việc người đó có thực sự chấp hành bản án của Tòa án đã tuyên hay không. Điều này tạo ra sự không công bằng trong thi hành pháp luật.
Nhiều vấn đề mới khác như thi hành án với pháp nhân thương mại, thực hiện các biện pháp tư pháp, tha tù trước thời hạn có điều kiện, quyền và nghĩa vụ của pháp nhân; người chấp hành án với một số quyền mới như quyền kết hôn, quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo; thi hành án đối với người chưa thành niên, người nước ngoài; vấn đề con dưới 36 tháng tuổi theo cha mẹ vào trại giam chấp hành án… cũng được các đại biểu đưa ra thảo luận tại phiên họp sáng nay.
Phó Chủ tịch Quốc Uông Chu Lưu điều hành nội dung thảo luận dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) (Ảnh:Quochoi) |
Do tính chất phức tạp của dự án Luật, nhiều vấn đề mới chưa có thực tiễn tại Việt Nam nên đa số các đại biểu nhất trí với đề nghị của Ủy ban Tư pháp về thời hạn thông qua dự thảo luật theo 03 kỳ họp nhằm bảo đảm chất lượng và tính khả thi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị thông qua dự án Luật tại 02 kỳ họp để đáp ứng yêu cầu triển khai các quy định tương ứng của Bộ luật Hình sự về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Mặc dù đây là vấn đề mới nhưng có thể tham khảo kinh nghiệm về xử lý vi phạm hành chính đối với pháp nhân thương mại. Vì nếu 03 kỳ họp mới thông qua thì đến tháng 10/2019 luật mới được thông qua và sớm nhất là tháng 12/2019 (theo Luật Ban hành văn bản) luật này mới có hiệu lực. Trong khi đó, BLHS 2015 (sửa đổi) có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018, tức là trong vòng 2 năm không có cơ sở pháp lý để tổ chức thi hành các nội dung mới của BLHS như thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại, thi hành tha tù trước thời hạn có điều kiện,...
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng đã báo cáo, giải trình rất rõ về những căn cứ, lý do để đề nghị Quốc hội thông qua tại hai kỳ họp. Theo đó, Bộ trưởng cho biết: Nếu dự án luật này không được thông qua sớm thì một số quy định đã có hiệu lực trong các đạo luật này không được thực hiện cụ thể như việc thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại, việc tha tù trước thời hạn có điều kiện, việc thi hành việc cải tạo không giam giữ, thực hiện án treo... Vì vậy, để đảm bảo việc thực hiện quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, Ban soạn thảo đề nghị Quốc hội sớm thông qua luật này trong 2 kỳ họp theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 tại Nghị quyết số 34 ngày 08/6/2017 của Quốc hội.
Bộ trưởng Tô Lâm lưu ý rằng, chính vì việc sửa đổi, bổ sung phạm vi của luật mà Ban soạn thảo vẫn đề nghị 2 nhiệm kỳ vì luật này rất quan trọng, BLHS, BLTTHS có giá trị thực tiễn thì khâu cuối là thi hành án hình sự là khâu quan trọng, có giá trị thực tiễn. Quan trọng hơn, đây là điểm tiến bộ thực hiện quyền công dân trong Hiến pháp đã quy định, những quyền công dân càng được thi hành nguyên tắc càng được áp dụng sớm, càng được thực hiện tốt thì càng thuận lợi, đúng các quy định. Quan trọng hơn, đây là điểm tiến bộ thực hiện quyền công dân trong Hiến pháp đã quy định, những quyền công dân càng được thi hành nguyên tắc càng được áp dụng sớm, càng được thực hiện tốt thì càng thuận lợi, đúng các quy định. Việc thông qua hai kỳ họp, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm định sẽ rất vất vả, nhưng những vất vả đó có thể sớm khắc phục được; nếu trong 3 kỳ họp thì mất khoảng 2 năm luật này có hiệu lực thì thời gian bị kéo dài.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu kết luận nội dung thảo luận, và do còn nhiều ý kiến khác nhau về thời gian thông qua luật, vì vậy, trong chiều cùng ngày Quốc hội sẽ lấy phiếu xin ý kiến đại biểu theo hai phương án để tổng hợp và báo cáo Quốc hội vào phiên họp sáng mai - ngày 20/11.
Cũng theo nghị trình, chiều cùng ngày (19/11), Quốc hội biểu quyết thông qua các luật: Đặc xá (sửa đổi);
Xem thêm>>>
Ủy ban pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 14
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
3Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
4Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
5Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
6VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.