Quốc hội chính thức thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
(kiemsat.vn) Chiều 15/11, với tỷ lệ 91,55% phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, thay thế Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10.
Năm 2018, ngành Kiểm sát nhân dân đạt và vượt nhiều chỉ tiêu của Quốc hội
Ủy ban Tư pháp Quốc hội đánh giá cao kết quả hoạt động của ngành Kiểm sát
Trước khi thông qua toàn bộ nội dung Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước sửa đổi, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Điều 7 quy định về "phạm vi bí mật nhà nước" và Điều 9 quy định về "ban hành danh mục bí mật nhà nước" trong dự thảo luật này với số đại biểu có mặt tán thành lần lượt là 90,52% và 91,13%.
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước gồm 5 Chương, 28 Điều, quy định phạm vi bí mật nhà nước là những thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong từng lĩnh vực phải là những thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
![]() |
Ngày 15/11, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước với sự thống nhất cao |
Căn cứ tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 3 độ mật: Tuyệt mật, Tối mật và Mật theo từng lĩnh vực, quy định cho phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Trong đó:
Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau: Cụ thể, 30 năm đối với bí mật nhà nước là mức độ "Tuyệt mật"; 20 năm đối với bí mật nhà nước là mức độ "Tối mật"; 10 năm đối với bí mật nhà nước là mức độ "Mật".
Bí mật nhà nước đã được xác định trước thời điểm Luật này có hiệu lực (01/7/2020) mà quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này thì phải giải mật hoặc gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước trước ngày 01/7/2023.
Luật cũng quy định trách nhiệm của người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước: Đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp để bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý; Trường hợp phát hiện vi phạm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước thì người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước phải có biện pháp xử lý và báo cáo người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan chủ trì xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục. Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý; cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã được quản lý.
Xem thêm>>>
Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Viện trưởng Lê Minh Trí trả lời thẳng thắn, đầy đủ các chất vấn của Đại biểu Quốc hội
-
1Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
-
2Công bố, trao quyết định về bộ máy và cán bộ của VKSND tối cao
-
3Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
-
4Đại hội Đại biểu Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 thành công tốt đẹp
-
5Nghiêm cấm việc tổ chức liên hoan, chúc mừng nhận chức, lên chức liên quan đến sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính
-
6Phiên trù bị Đại hội Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ I nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
7Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng hình sự được Quốc hội thông qua
-
8Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND
-
9Luật Tương trợ tư pháp về hình sự: VKSND tối cao là cơ quan trung ương trong tương trợ tư pháp về hình sự
Bài viết chưa có bình luận nào.