Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn gì trong tố tụng hành chính?
16/09/2016 09:50
Khoản 2 Điều 36 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã bổ sung Kiểm tra viên là người tiến hành tố tụng, để bảo đảm sự phù hợp với quy định của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014, đồng thời góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của Kiểm tra viên trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ được giao, tạo nguồn có chất lượng để tiến tới bổ nhiệm Kiểm sát viên khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Những quyền hạn và nhiệm vụ của Kiểm tra viên được quy định tại Điều 44 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 bao gồm:
1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
2. Lập hồ sơ kiểm sát vụ án hành chính theo sự phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát;
3. Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo quy định của Luật này.
Như vậy, có thể thấy, Kiểm tra viên chỉ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trên khi được sự phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát. Việc quy định như vậy là hợp lý vì Kiểm tra viên là người giúp việc cho Kiểm sát viên./.
Thanh Huyền
Đọc nhiều
-
1Quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
-
2Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
-
3Kịp thời bố trí kinh phí thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
-
4Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
-
5Chính phủ thông qua hồ sơ đề án sắp xếp cấp tỉnh, cấp xã
-
6Các hình thức cung cấp thông tin từ tài liệu lưu trữ số
Bản so sánh các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với quy định hiện hành
14/05/2025 11:34
Quy định mới của Ban Bí thư về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên
13/05/2025 22:59
Bài viết chưa có bình luận nào.