Góp tiền mua ma túy về dùng có đồng phạm không?
(kiemsat.vn) B góp 150.000 đồng, A góp 50.000 đồng để mua ma túy sử dụng. Sau khi mua xong thì A bảo B điều khiển xe máy để A ngồi sau cầm ma túy. Vậy A và B có đồng phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy không?
VKSND Tp. Đà Lạt kiến nghị tăng cường phòng, chống ma túy trước Festival hoa
Bị ép sử dụng ma túy có phạm tội không?
Lái xe “phê” ma tuý, có được coi là người mắc bệnh tâm thần?
Tóm tắt vụ án: Khoảng 08 giờ ngày 01/01/2017, Nguyễn Văn A điện thoại rủ Lê Minh B cùng góp (hùn) tiền để mua ma túy sử dụng, B đồng ý nên A điều khiển xe mô tô đến chở B đi mua ma túy. Khi đến địa điểm mua ma túy thì B ở ngoài đợi còn A vào trong mua 01 gói ma túy với số tiền 200.000 đồng, trong đó B góp 150.000 đồng, A góp 50.000 đồng. Sau khi mua ma túy xong thì A không điều khiển xe nữa mà giao cho B điều khiển chở A ngồi phía sau để tìm nơi sử dụng, khi đi được khoảng 2.000 mét thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh N thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp và bắt khẩn cấp đối với A và B. Thu giữ trong lòng bàn tay phải của A một gói giấy bạc được gói kín, bên trong có chất bột dạng cục màu trắng và 01 xe mô tô.
Ảnh có tính minh họa (nguồn internet)
Theo Kết luận giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh N thì mẫu niêm phong gửi giám định trên có trọng lượng là 0,123 gram heroin.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh N đã lấy lời khai của Nguyễn Văn A và thể hiện A là người điều khiển xe chở B đi mua ma túy, khi trở về thì B là người điều khiển và bị khám xét khẩn cấp. Nhưng lời khai của Lê Minh B không thể hiện ai là người điều khiển xe khi bị khám xét khẩn cấp, đồng thời các chứng cứ khác trong hồ sơ cũng không thể hiện B là người điều khiển xe chở A.
Qua tình tiết của vụ án này, có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc giải quyết, cụ thể:
Ý kiến thứ nhất cho rằng, do A và B cùng góp tiền để mua ma túy sử dụng, vì vậy, A và B là đồng phạm nên cả hai phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 194 của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Ý kiến thứ hai cho rằng, A và B không phải là đồng phạm vì mỗi người tự bỏ ra số tiền để mua ma túy thì chỉ chịu trách nhiệm về số tiền bỏ ra đó. Mặt khác, tại điểm c tiểu mục 3.7 Mục 3 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA- KSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 (TTLT số 17) về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII – “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999 quy định: “Người nào biết người khác đi mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà gửi tiền nhờ mua hộ chất ma túy để sử dụng thì người nhờ mua hộ phải chịu trách nhiệm hình sự về số lượng chất ma túy đã nhờ mua hộ. Người đi mua phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy đã mua cho bản thân và mua hộ”.
Hành vi của Lê Minh B không thuộc trường hợp “gửi tiền nhờ mua hộ chất ma túy” mà cùng với A góp tiền để mua ma túy sử dụng, và việc góp tiền này không phải là đồng phạm, B không cầm ma túy, do đó, không xử lý được trách nhiệm hình sự đối với B về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Ý kiến thứ ba cho rằng, B chỉ góp 150.000 đồng trên 200.000 đồng trong tổng trọng lượng 0,123 gram, do đó, theo tỉ lệ, trọng lượng chất ma túy đã nhờ mua hộ của B là dưới 0,1 gram, là dưới mức truy cứu trách nhiệm hình sự (căn cứ điểm b tiểu mục 3.6 Mục 3 Mục II TTLT số 17, nếu như Heroin hoặc côcain có trọng lượng dưới 0,1 gam thì không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính). Đồng thời, hồ sơ chỉ có một chứng cứ duy nhất là lời khai của A, ngoài ra, không có chứng cứ khác chứng minh B là người dùng phương tiện để chở A khi bị bắt khẩn cấp, vì vậy, căn cứ điểm d tiểu mục 3.7 Mục 3 Phần II TTLT số 17 thì hành vi của B vẫn không đủ yếu tố cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Điểm d tiểu mục 3.7 Mục 3 Mục II TTLT số 17 quy định: “Người nào biết người khác mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện để chở họ cùng chất ma túy và bị bắt giữ nếu số lượng chất ma túy đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy thì người đó là đồng phạm với người mua về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 194 BLHS”.
Từ các ý kiến nêu trên cho thấy, ý kiến thứ ba là phù hợp với TTLT số 17 nói trên, bởi lẽ, A góp tiền mua ma túy tuy chỉ với số tiền 50.000 đồng nhưng A là người chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác, do đó, A phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Trong khi đó tại hồ sơ chỉ có một chứng cứ duy nhất (lời khai của A) thể hiện B là người điều khiển xe chở A khi A đang cầm ma túy, vì thế chưa đủ cơ sở để chứng minh B là người dùng phương tiện để chở A cùng chất ma túy và chưa đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với B.
Bùi Kim Trọng
VKSND thành phố Cần Thơ
Bài liên quan: Góp tiền mua ma túy dùng chung là đồng phạm
Gia đình trong cuộc chiến chống ma tuý
Góp tiền mua ma túy về dùng chỉ có thể xử lý hành chính?
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.