Đối với tội phạm tham nhũng: Cần phong tỏa tài sản trước khi có quyết định khởi tố bị can
Dư luận đặt câu hỏi đối với người thực thi pháp luật, việc làm thế nào để vô hiệu hóa và ngăn chặn kịp thời việc tẩu tán tài sản do tham nhũng mà có?
Tham nhũng là trở lực nghiêm trọng đối với chiến lược phát triển quốc gia, cản trở tăng trưởng kinh tế và những nỗ lực xóa đói giảm nghèo…
Thực tế cho thấy, việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã vô cùng khó khăn. Thế nhưng, việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có còn khó khăn hơn nhiều.
Rất nhiều đối tượng tham nhũng đã tẩu tán tài sản hoặc hợp thức hóa tài sản trước khi bị khởi tố. Điều này không hiếm, đã và đang gây ảnh hưởng tới công chúng, làm xói mòn niền tin vào luật pháp.
Nhiều chuyên gia tội phạm học cho rằng, đối với tội phạm tham nhũng, Tòa án có quyền phòng tỏa tài sản của nghi can trước khi điều tra.
Hay đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng, cần song hành với việc phong tỏa tài sản ngay. Tuy nhiên, còn nhiều bất cập và thiếu chặt chẽ từ những quy định của pháp luật.
Làm thế nào để vô hiệu hóa và ngăn chặn kịp thời việc tẩu tán tài sản do tham nhũng mà có? Đây là câu hỏi mà dư luận đang đặt ra cho những người thực thi pháp luật, trong việc phòng, chống tội phạm tham nhũng.
Trả lời câu hỏi trên của PV Phapluatplus.vn, TS Lê Đăng Doanh, Trưởng bộ môn Luật Hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết: Đối với tội phạm tham nhũng, bên cạnh việc xử lý hình sự đối với người phạm tội, cần song hành việc phong tỏa tài sản.
Theo quy định của một số nước về phòng, chống tội phạm tham nhũng, thì công tác phong tỏa tài sản được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố bị can.
Và họ làm rất chặt chẽ, nghiêm minh và khẩn trương. Ở Việt Nam việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, phong tỏa tài sản được quy định tại các Điều 113,114 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS).
Tuy nhiên, còn nhiều bất cập, nếu áp dụng đối với tội phạm tham nhũng. Do đó, đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng.
Mặt khác, nên có quy định của pháp luật, giao quyền cho cho cơ quan điều tra (Tòa án, VKS, Công an) để phong tỏa tài sản của người phạm tội hoặc nghi can (chủ thể của tội tham nhũng).
Tuy nhiên, cần phải có căn cứ cơ sở rõ ràng, để tránh tình trạng, cán bộ có thể lạm quyền, gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của nghi can. Giao quyền đồng thời phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực đó.
Về mặt thực tiễn, nên phòng tội phạm tham nhũng hơn là chống. Bởi lẽ, khi đã xảy ra rồi thì việc thu hồi tài sản, đối với tội phạm tham nhũng là vô cùng khó khăn, phức tạp.
Và điều nguy hiểm hơn, tham nhũng là trở lực nghiêm trọng đối với chiến lược phát triển quốc gia, cản trở tăng trưởng kinh tế và những nỗ lực xóa đói giảm nghèo…
Khiến cho đất nước trở nên bất ổn, người dân thiếu thượng tôn vào pháp luật.
Ly Ly/phapluatplus.vn
-
1VKSND quận Liên Chiểu phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án ma túy
-
2VKSND TP Hà Tĩnh phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
-
3VKSND quận Cầu Giấy: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
-
4Quảng Nam: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giải quyết các vụ án liên quan đến đất đai
-
5VKSND tối cao tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
-
6VKSND TP. Hải Dương kiểm sát việc tiêu hủy pháo nổ trong vụ án hình sự
-
7VKSND huyện Vân Canh ban hành kiến nghị phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn
-
8Những trường hợp áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024
-
9VKSND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND TP. Hội An về vấn đề liên quan đến người nước ngoài thuê xe tự lái vi phạm pháp luật Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.