Đã là con nuôi người khác có được chuyển về hộ khẩu của mẹ ruột không?
(kiemsat.vn) Em được cho làm con nuôi người cậu từ lúc 12 tuổi đến nay, nên em đã nhập vào hộ khẩu gia đình cậu. Nay em đã thành niên, em có quyền chuyển khẩu về hộ khẩu mẹ ruột em không,nếu được thì có thay đổi thông tin gì của em không?
Trường hợp bạn hỏi, Kiemsat.vn trả lời như sau:
Khoản 1 Điều 9 Luật cư trú ghi nhận một trong những quyền của công dân về cư trú là: “Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Để nhập lại vào hộ khẩu của mẹ bạn, bạn phải đáp ứng điều kiện về đăng ký thường trú quy định tại Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013, cụ thể tại Điều 19 nếu đăng ký thường trú tại tỉnh hoặc khoản 2 Điều 20 nếu đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
“Điều 19. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh
Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.”
“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
…2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;…”
Do bạn muốn thay đổi nơi cư trú về theo hộ khẩu của mẹ đẻ thì hoàn toàn đủ điều kiện đăng ký thường trú như quy định trên đây.
Để thay đổi nơi cư trú, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 21 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013, Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ Công an Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, người đăng ký thường trú nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã nếu thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh nếu thuộc tỉnh.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Bản khai nhân khẩu;
- Giấy chuyển hộ khẩu nếu chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; hoặc chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Giấy khai sinh.
Khi hoàn thành thủ tục đăng ký thường trú và bạn được nhập tên trong sổ hộ khẩu của mẹ bạn, thông tin cá nhân của bạn chỉ thay đổi về địa chỉ đăng ký thường trú, các thông tin cá nhân khác không bị thay đổi.
Ngọc Nga
-
1Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong ngành Kiểm sát nhân dân
-
2Rút kinh nghiệm về việc xét, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các phong trào thi đua theo chuyên đề năm 2024
-
3Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
4Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
5 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
6Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
7Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
8Quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
-
9Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
Bài viết chưa có bình luận nào.