Các trường hợp phải thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý

14/05/2018 15:11

(kiemsat.vn)
Bộ Tư pháp đã đề xuất 4 trường hợp phải thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của khoản 4 Điều 30 Luật Trợ giúp pháp lý tại tại dự thảo hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

Theo đó, 4 trường hợp thụ lý ngay theo quy định của khoản 4 Điều 30 Luật Trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Dưới 10 ngày làm việc trước khi hết thời hiệu khởi kiện;

- Dưới 10 ngày làm việc trước khi đến ngày xét xử theo quyết định đưa vụ án ra xét xử;

- Các vụ án chỉ định người bào chữa mà cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;

- Các trường hợp tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý do người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý quyết định.

Ảnh minh họa (Internet)

Người tiếp nhận tiến hành thụ lý ngay đối với yêu cầu trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều này. Việc thụ lý được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này và hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này.

Về thời hạn người yêu cầu trợ giúp pháp lý cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết, dự thảo đề xuất 2 phương án như sau: 

- Phương án 1: Trong thời hạn 10 ngày từ khi vụ việc được thụ lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý hoặc các giấy tờ, tài liệu chứng minh có vụ việc trợ giúp pháp lý. 

- Phương án 2: Trong thời hạn là 5 ngày làm việc từ khi vụ việc được thụ lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý hoặc các giấy tờ, tài liệu chứng minh có vụ việc trợ giúp pháp lý.

Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp được giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu chứng minh có vụ việc trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 37 của Luật Trợ giúp pháp lý.

Việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu).

Điều 30. Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý


4. Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện, sắp đến ngày xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.

Xem toàn bộ dự thảo tại đây 

Xem thêm >>>

Triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý

Từ 01/1/2018 thêm nhiều đối tượng được trợ giúp pháp lý

(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang