Xử lý vật chứng trong vụ án “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” thế nào?
(kiemsat.vn) Trong vụ án hình sự về “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 bao giờ cũng có vật chứng là xe mô tô, xe ô tô… Vậy, phương tiện này sẽ bị tịch thu sung công quỹ hay trả lại cho chủ sở hữu?
Chánh án có quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền... không?
Có áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với Nguyễn Văn T?
Văn bản chứng thực phân chia di sản và nhận di sản có là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính?
Nội dung vụ án:
Ngày 12/4/2018, Nguyễn Văn T sau khi uống bia điều khiển xe mô tô trên đường quốc lộ, gây tai nạn làm ông Trần Hoàng H tử vong tại chỗ. T bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo điểm b khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015.
Quá trình điều tra cho thấy xe mô tô là tài sản của T. Ngày 17/7/2018, Tòa án nhân dân huyện X đưa vụ án ra xét xử. Trong phần quyết định của bản án có tuyên buộc bị cáo bồi thường gia đình bị hại tổng số tiền 150.000.000 đồng và xử lý vật chứng đối với xe mô tô của Nguyễn Văn T”.
Ảnh minh họa |
Về xử lý vật chứng trong vụ án, hiện có nhiều quan điểm giải quyết khác nhau.
Quan điểm thứ nhất: Cần trả lại vật chứng là xe mô tô cho bị cáo T theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015, vì tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” là do lỗi vô ý.
Quan điểm thứ hai: Do bị cáo có trách nhiệm bồi thường cho gia đình bị hại nên Tòa án tuyên giao xe mô tô cho Cơ quan thi hành án dân sự quản lý để đảm bảo thi hành án về nghĩa vụ bồi thường của bị cáo cho gia đình bị hại. Nghĩa là nếu bị cáo không tự nguyện bồi thường hoặc không có tiền bồi thường cho gia đình bị hại thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ bán xe này của bị cáo để thi hành một phần nghĩa vụ bồi thường cho gia đình bị hại.
Quan điểm thứ ba: Áp dụng điểm a khoản 2 Điều 106 BLTTHS năm 2015 tuyên tịch thu sung quỹ nhà nước đối với xe mô tô này vì đây là phương tiện phạm tội.
Theo quan điểm tác giả việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự cần phải tuân thủ các quy định tại Điều 106 BLTTHS năm 2015. Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn hay giải thích cụ thể thế nào là phương tiện phạm tội theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 106 BLTTHS năm 2015 và cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn nếu người phạm tội do lỗi vô ý thì họ được trả lại vật chứng là tài sản của họ mà không phải bị tịch thu tiêu hủy hoặc sung quỹ nhà nước.
Điều 106 BLTTHS năm 2015 cũng không có quy định nào về xử lý vật chứng là phải giao vật chứng là tài sản của bị cáo cho Cơ quan thi hành án dân sự quản lý để đảm bảo thi hành án về nghĩa vụ bồi thường của bị cáo cho gia đình bị hại. Như vậy vấn đề đặt ra là trong vụ án “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” thì phương tiện tham gia giao thông đường bộ do bị cáo điều khiển có phải là “vật chứng” không và có phải là “phương tiện phạm tội” hay không; nếu phương tiện phạm tội là tài sản của bị cáo thực hiện tội phạm do lỗi vô ý thì bị cáo có được trả lại tài sản này không. Vấn đề này rất cần cơ quan có thẩm quyền sớm hướng dẫn kịp thời.
Tác giả rất mong đồng nghiệp và bạn đọc cùng thảo luận trao đổi.
-
1Một số giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
-
2Cần hoàn thiện quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
-
3Một số vướng mắc trong giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Quy định về đương nhiên xóa án tích - bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
5VKSND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến vụ án dân sự phúc thẩm “Đòi quyền sử dụng đất nhà thờ họ”
-
6VKSND huyện Phú Hòa kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính
-
7Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam
Bài viết chưa có bình luận nào.