Xem xét bổ sung 3.500 tỷ vốn điều lệ cho Agribank Việt Nam
(kiemsat.vn) Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank sẽ có tính lan tỏa cao, tăng dư nợ tín dụng cho khách hàng, nhất là hỗ trợ các đối tượng chính sách, vùng đặc biệt khó khăn, thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
VKSND huyện Mường Tè phối hợp kiểm tra việc thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận tin báo tội phạm
Kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế
Ngày 8/6, Quốc hội tiến hành thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Agribank bị suy giảm
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, ngày 8/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở Tờ trình số 196/TTr-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ, các tài liệu kèm theo, ý kiến của các thành viên Ủy ban Kinh tế và ý kiến tham gia của một số Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế tán thành với sự cần thiết tăng vốn điều lệ cho Agribank. Agribank là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế đất nước và đóng vai trò chủ đạo trong cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Agribank bị suy giảm do tốc độ tăng vốn điều lệ luôn thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản. Vốn điều lệ của Agribank hiện đạt 30.591 tỉ đồng, nếu tính theo chuẩn mực vốn Basel II, tỉ lệ an toàn vốn của ngân hàng này chỉ đạt 6,9% (không đảm bảo yêu cầu vốn tối thiểu 8% theo quy định).
Do đó, việc tăng vốn điều lệ cho Agribank sẽ góp phần tăng năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, tăng cường vai trò và đóng góp của Agribank cho nền kinh tế, phù hợp với quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; đồng thời, đáp ứng được tỷ lệ bảo đảm an toàn của Agribank nói riêng và an toàn hệ thống tài chính quốc gia nói chung, hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng, qua đó đóng góp tích cực vào công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế đất nước sau đại dịch Covid-19. Đặc biệt là hỗ trợ thực hiện các chính sách theo chương trình mục tiêu quốc gia về “Xây dựng nông thôn mới” và “Giảm nghèo bền vững”.
Ông Lê Minh Hưng, thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trình bày trước Quốc hội |
Tờ trình do ông Lê Minh Hưng, thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trình bày nêu rõ Agribank là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt là vai trò chủ đạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Thống đốc NHNN cho rằng nếu không tăng vốn điều lệ cho Agribank ngay trong năm 2020 thì sẽ không thể đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. "Các chỉ tiêu tăng trưởng của Agribank bị ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng đến an toàn trong hoạt động ngân hàng, giảm vị thế và nguy cơ hạ mức xếp hạng tín nhiệm từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế là hiện hữu"- ông Lê Minh Hưng khẳng định.
Chính phủ đề nghị Quốc hội đồng ý bổ sung
Do đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội đồng ý bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2020 để bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019 tương ứng với số lợi nhuận sau thuế thực nộp ngân sách nhà nước năm 2020 của Agribank, tối đa không quá 3.500 tỉ đồng.
Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, trường hợp được cấp bổ sung vốn điều lệ 3.500 tỉ đồng trong quý III/2020, dư nợ tín dụng của Agribank dự kiến có thể tăng thêm khoảng 60.000 tỉ đồng, tương ứng với tổng tài sản tăng thêm khoảng 60.000 tỉ đồng.
Lãnh đạo NHNN nhấn mạnh việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giúp tăng quy mô vốn điều lệ, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định; đồng thời tạo điều kiện cho Agribank nâng cao năng lực tài chính, gia tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Trong báo cáo thẩm tra, ông Vũ Hồng Thanh - chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - đồng tình với sự cần thiết tăng vốn điều lệ cho Agribank để đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn và tăng năng lực tài chính, tăng nguồn vốn ra thị trường và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Agribank bị suy giảm do tốc độ tăng vốn điều lệ luôn thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản |
"Nếu không được tăng vốn điều lệ trong năm 2020 sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn" - cơ quan thẩm tra bày tỏ sự đồng tình với đề xuất này.
Về nguồn bổ sung vốn điều lệ, Ủy ban Kinh tế cũng bày tỏ nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019 Chính phủ, đồng thời cần báo cáo Quốc hội về việc bổ sung vào dự toán chi ngân sách năm 2020 để bảo đảm quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra yêu cầu nếu Quốc hội chấp thuận thì đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phải bảo đảm việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank theo đúng thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục quy định về sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách, chỉ đạo Agribank tiếp tục thực hiện các giải pháp tích cực bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn theo quy định pháp luật.
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
3Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
4Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
5VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.