Xây dựng và hướng dẫn triển khai các tiêu chí, điều kiện, biện pháp nới lỏng đạt mục tiêu kép trong phòng chống dịch Covid-19
(kiemsat.vn) Ngày 13/9/2021, Văn phòng Chính phủ có Thông báo 241/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua; trong đó có nội dung cấp thiết là xây dựng và hướng dẫn triển khai các tiêu chí, điều kiện, biện pháp nới lỏng đạt mục tiêu kép trong phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay.
Phê chuẩn Quyết định khởi tố nguyên cán bộ Công an quận Lê Chân mua bán trái phép chất ma túy
Khởi tố đối tượng mạo danh là Vụ trưởng Thanh tra Chính phủ để qua chốt kiểm soát Covid-19
Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương: Tái phạm nguy hiểm, bị tuyên phạt 5 năm 3 tháng tù
Hết sức tránh 2 khuynh hướng
Về giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Nâng cao vai trò nêu gương, dám nghĩ, dám làm của người đứng đầu trong chỉ đạo tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch đặc biệt tại cấp cơ sở. Tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện, kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch; đồng thời biểu dương, khen thưởng các cấp, tập thể, cá nhân có các mô hình hay, cách làm tốt trong phòng, chống dịch. Hết sức tránh 2 khuynh hướng: (1) Lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, say sưa với kết quả ban đầu sau thời gian dài thực hiện phòng, chống dịch; (2) Nóng vội, chưa chuẩn bị tốt, chưa an toàn đã nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch.
Nâng cao hiệu quả của các cơ chế chính sách trong phòng, chống dịch. Cần phân tích kỹ lưỡng, khoa học, toàn diện, tổng thể trước khi ban hành chính sách để có tính khả thi và đạt được hiệu quả cao nhất, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch ngay tại xã, phường, thị trấn; khi tổ chức thực hiện xã, phường, thị trấn phải thật sự là “pháo đài”; người dân phải thật sự là “chiến sỹ”; người dân phải thật sự là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch. Tuyên truyền vận động để nâng cao ý thức người dân về phòng ngừa dịch bệnh là rất quan trọng đó là làm sao để không lây nhiễm bệnh, thực hiện nghiêm 5K và tăng cường tiêm vaccine. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cần thực hiện có hiệu quả, phù hợp biện pháp xét nghiệm nhất là sau khi xét nghiệm thần tốc tại những nơi có nguy cơ, nguy cơ cao và rất cao, cần nhanh chóng xác định nguồn lây, tập trung bao vây, dập dịch; phân loại ca nhiễm để thu dung, chăm sóc, điều trị kịp thời, phù hợp, hiệu quả, không để phong tỏa kéo dài trên phạm vi rộng; phong tỏa, cách ly ở phạm vi hẹp nhất có thể. Chú trọng xét nghiệm và tiêm vaccine kịp thời, an toàn, hiệu quả nhưng phải chú ý bảo đảm cự ly giãn cách theo quy định. Cần tổ chức đánh giá hiệu quả của mô hình chăm sóc, điều trị F0 tại nhà để phổ biến trên diện rộng.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội; rà soát và đánh giá việc triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP; tiếp tục vận động, huy động các nguồn lực xã hội tham gia đóng góp cho công tác chăm lo an sinh xã hội. Đồng thời, triển khai tốt nhiệm vụ năm học mới, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương; phát động và triển khai hiệu quả chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
Bảo đảm an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội, nhất là tại các địa phương thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và các địa bàn khu công nghiệp, chế xuất, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Xây dựng hướng dẫn triển khai các tiêu chí, điều kiện, biện pháp nới lỏng
Cùng với quyết liệt phòng, chống dịch, cần nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, toàn diện, xuất phát từ thực tiễn để có các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu kép. Đồng thời đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng việc triển khai mua sắm để phục vụ lợi ích nhóm, vụ lợi cá nhân, nhất là mua sắm trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vaccine.... Các Tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo Quốc gia, các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc để chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện, bảo đảm hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế: (1) Hoàn thiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch để thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh; (2) Chủ trì, xây dựng hướng dẫn triển khai các tiêu chí, điều kiện, biện pháp nới lỏng và khôi phục các hoạt động theo nguyên tắc phải kiểm soát được dịch bệnh, bao phủ vaccine, ý thức chấp hành của người dân... và liên tục theo dõi, đánh giá để kịp thời điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình; (3) Hướng dẫn các giải pháp tăng cường hợp tác công - tư trong phòng chống dịch nhất là về chăm sóc, điều trị, cách ly và xét nghiệm; tập trung nghiên cứu đầu tư phát triển ngành công nghiệp dược; (4) Nâng cao năng lực hệ thống y tế, tổ chức bộ máy hợp lý ở các cấp để bảo đảm hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh; (5) Tiếp tục chuẩn bị tốt công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trong thời gian tới, trong đó sớm có vaccine cho trẻ em; đồng thời tiếp tục chủ động, tích cực trong việc đôn đốc các nhà sản xuất, cung ứng để bàn giao, tiếp nhận vaccine sớm nhất, nhiều nhất có thể và thực hiện phân bổ vaccine bảo đảm khoa học, công bằng, phù hợp; phối hợp với các địa phương hướng dẫn tiêm cho các đối tượng ưu tiên hợp lý, hiệu quả; (6) Kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng, xét nghiệm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý và phục vụ người dân.
Bộ Công an chủ trì: (1) Bảo đảm an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội; (2) Khẩn trương triển khai xây dựng hệ thống định danh, xác thực điện tử theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4011/VPCP-KSTT ngày 16/6/2021 của Văn phòng Chính phủ; Nghị Quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ; nguồn vốn thực hiện sử dụng từ Nguồn kinh phí tiết kiệm của Dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân; (3) Xây dựng Nghị định về định danh, xác thực điện tử; trước mắt để có cơ sở pháp lý triển khai trên toàn quốc; tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về định danh, xác thực điện tử; Quyết định về cung cấp dữ liệu cho cơ sở quốc gia về dân cư khi thực hiện kết nối chia sẻ; (4) Triển khai tốt, hiệu quả ứng dụng quản lý công dân vùng dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5320/VPCP-KSTT ngày 04/8/2021 của Văn phòng Chính phủ.
Các địa phương khi ban hành theo thẩm quyền các quy đinh về phòng, chống dịch, nhất là vấn đề đi lại của người dân, giao thông, lưu thông hàng hóa, cần cân nhắc kỹ lưỡng cách làm, thời điểm thực hiện, đánh giá tác động, chuẩn bị truyền thông... phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch theo quy định chung và diễn biến dịch bệnh trên địa bàn. Trường hợp cần thiết báo cáo xin ý kiến Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp trên trực tiếp.
Các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục tăng cường hơn nữa tinh thần đoàn kết, thống nhất, cầu thị, khiêm tốn lắng nghe (kể cả ý kiến phản biện, trái chiều), phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, bảo đảm đồng thuận, thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có, huy động tối đa các nguồn lực, hợp tác công tư, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, linh hoạt để bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Bắt giữ đối tượng bán trái phép 10 bánh ma túy tại Lai Châu
Phòng, chống tham nhũng đồng bộ với phòng, chống tiêu cực
-
1Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
2Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
-
3Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
4VKSND tối cao thông qua dự thảo Chiến lược phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bài viết chưa có bình luận nào.