Vụ ngộ độc thực phẩm ở Lai Châu: “Rượu cực độc” được uống trong đám ma

15/02/2017 09:39

Theo kết quả xét nghiệm, 3 mẫu rượu được lấy tại vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đều có hàm lượng cồn công nghiệp (methanol) vượt nhiều lần ngưỡng cho phép. Cực kỳ nguy hiểm nếu uống phải.

Theo thông tin mới nhất của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), báo cáo kết quả kiểm nghiệm mẫu rượu ngày 15.2 của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, 3 mẫu rượu do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lai Châu lấy tại vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho thấy: hàm lượng methanol là 970 mg/l cồn 1000, 556.000 mg/l cồn 1000 và 475.000 mg/l cồn 1000.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn (QCVN 6-3:2010/BYT) và Tiêu chuẩn quốc gia về rượu trắng (TCVN 7043:2013), hàm lượng methanol trong rượu không lớn hơn 100 mg/l cồn 1000 .
“Như vậy, kết quả kiểm nghiệm hàm lượng methanol của 3 mẫu rượu này vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Do vậy, bước đầu xác định, nguyên nhân gây tử vong có thể do sử dụng rượu có hàm lượng methanol vượt ngưỡng cho phép” – Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết.
Ở một diễn biến khác, chiều 15.2, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện Bệnh viện này đang khẩn trương cử đoàn các bác sĩ, kỹ thuật viên tiếp tục lên Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Lai Châu hỗ trợ y tế địa phương điều trị cho các nạn nhận bị ngộ độc tại Lai Châu. Dự kiến, sáng sớm 16.2, đoàn sẽ xuất phát, mang theo các thiết bị và thuốc nhằm hỗ trợ bệnh viện tỉnh và y tế địa phương công tác chuyên môn vói mong muốn điều trị hiệu quả nhất cho các bệnh nhân bị ngộ độc.
Các nạn nhân của vụ ngộ độc thực phẩm tập thể.
Còn theo ông Tống Thanh Hải – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu – thì đến thời điểm hiện tại, có 3 ca mới chuyển đi Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai để hỗ trợ lọc máu và chạy thận nhân tạo đã qua cơn nguy kịch”.
Trong số 38 ca nghi ngộ độc thực phẩm có 6 phụ nữ và 1 trẻ em. Ngoài 7 người đã tử vong, số bệnh nhân còn lại đang được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu, Trung tâm y tế huyện Phong Thổ và trạm y tế xã.
Bác sỹ Đỗ Văn Giang – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu – cho hay, các bệnh nhân nặng vẫn đang được duy trì lọc thận luân phiên. Tất cả những người này đều đã qua cơn nguy kịch nhưng có thể bị các di chứng như mờ mắt, trí nhớ kém. Các y, bác sỹ đang tiến hành khám lại tổng thể, đánh giá bệnh tình từ đó đưa ra phác đồ điều trị tốt hơn.
Trước đó, trong một cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động, BS Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) – cho biết, người uống rượu có nồng độ methanol trong máu đến ngưỡng 20mg/dl đã bị đe doạ tổn thương thần kinh. Hậu quả do ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp methanol rất nặng nề: Người bệnh có thể tổn thương não, dây thần kinh thị giác, hoại tử não giống những trường hợp đột quỵ nặng nề, thêm tình trạng tổn thương nội tạng. Xấu hơn có thể tử vong.
Do đó, vị chuyên gia cho biết, sau khi uống rượu, nếu thấy xuất hiện tình trạng ngủ lịm, lơ mơ, kích thích quá nhiều… thì người nhà hãy nên đưa bệnh nhân tới viện để được kiểm tra, loại trừ nguy cơ ngộ độc rượu chứa methanol.
Trước đó, ngày 10.2, ông Phù Văn Lèng (SN 1957, ở bản Tả Chải) đã mời nhiều người đến nhà ăn uống. Tối cùng ngày, ông Lèng có triệu chứng đau đầu, buồn nôn và tử vong. Sau khi ông Lèng qua đời, gia đình đã tổ chức hậu sự, dân bản đã đến ăn cơm, uống rượu theo phong tục của địa phương vào các ngày 11, 12, 13.2.
Ngay trong ngày 13.2 (sau khi ăn uống xong), nhiều người có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, giãn đồng tử. Đến tối 13.2, 7 người dân trong bản đã tử vong, đến nay đã có 33 người được đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Theo LDO

Khởi tố vụ 9 sinh viên bị ngộ độc rượu ở Hà Nội

(Kiemsat.vn) - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ 9 sinh viên ngộ độc rượu xảy ra hôm 8/3 vừa qua.

Chế tài nào cho người sản xuất, kinh doanh rượu chứa methanol?

(Kiemsat.vn) - “Ngộ độc rượu”, “ngộ độc methanol” là từ khóa xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông thời gian gần đây. Hàng loạt các trường hợp bệnh nhân hôn mê thậm chí tử vong do uống rượu chứa methanol. Vậy pháp luật hiện nay có những chế tài nào để xử lý hành vi sử dụng methanol trong sản xuất rượu?
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang