VKSNDTC lấy ý kiến về Dự thảo hướng dẫn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý

26/01/2018 08:01

(kiemsat.vn)
Dự thảo quy định nguyên tắc đánh giá cán bộ là tiền đề, là khâu bắt buộc trước khi tiến hành xây dựng và bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thể hiện trên các nội dung như: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực thực tiễn; uy tín; sức khỏe; chiều hướng và triển vọng phát triển…

Theo đó, để chuẩn bị sớm, dài hạn, tạo nguồn cán bộ làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp; phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ, vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, đơn vị, ngày 24/01/2018, VKSND tối cao công bố Dự thảo hướng dẫn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm sát nhân dân và ban hành Công văn số 344/VKSTC-V15 về việc góp ý dự thảo hướng dẫn quy hoạch cán bộ lãnh đạo.

Dự thảo quy định nguyên tắc đánh giá cán bộ là tiền đề, là khâu bắt buộc trước khi tiến hành xây dựng và bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thể hiện trên các nội dung như: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực thực tiễn; uy tín; sức khỏe; chiều hướng và triển vọng phát triển…

Đồng thời, theo Dự thảo công tác quy hoạch cán bộ phải bảo đảm phương châm “mở” và “động”, cụ thể:

Quy hoạch “mở” là một chức danh có thể quy hoạch một số người và một người có thể quy hoạch vào hai chức danh mà họ có khả năng đảm nhận (chủ yếu đã ở VKSND tối cao); giới thiệu cán bộ vào quy hoạch không khép kín trong từng địa phương, đơn vị; không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch cả các đồng chí đang công tác ở địa phương, đơn vị khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch.

Đối với cán bộ có trong quy hoạch ở nơi khác, được đề xuất, giới thiệu vào quy hoạch của địa phương, đơn vị mình thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ cần liên hệ với cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu địa phương, đơn vị nơi cán bộ đang công tác để thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét đưa vào quy hoạch, thông báo cho địa phương, đơn vị nơi cán bộ đang công tác và cá nhân cán bộ đó biết, không tổ chức lấy phiếu giới thiệu đối với nhân sự đó (cả nơi cán bộ đang công tác và nơi đưa cán bộ vào quy hoạch). Cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm bổ sung nhân sự từ nơi khác vào quy hoạch của cấp dưới.

Quy hoạch “động” là quy hoạch được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo sát sự phát triển của cán bộ; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hằng năm; đồng thời bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển.

Cán bộ trong diện quy hoạch phải là những người đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ, nhưng cần được tiếp tục hoàn thiện thông qua đào tạo, rèn luyện và thử thách trong thực tiễn.

Cán bộ trong quy hoạch phải được quản lý theo quy chế phân cấp quản lý cán bộ như đối với cán bộ đương chức. Người đứng đầu tổ chức phải có trách nhiệm đề cử và trực tiếp bồi dưỡng những cán bộ dự bị theo quy hoạch đã được tập thể có thẩm quyền quyết định.

Số lượng nguồn đưa vào quy hoạch

- Đối với chức danh Vụ trưởng hoặc tương đương, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh: Mỗi chức danh không quá 3 người.

- Đối với chức danh Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, Phó Viện trưởng VSND cấp cao, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh: Mỗi đơn vị không quá 06 người. Riêng VKSND thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội mỗi đơn vị không quá 08 người.

- Đối với chức danh Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ hoặc tương đương thuộc VKSND cấp cao, Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng hoặc tương đương: Tại các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện nghiệp vụ và tương đương thuộc VKSND cấp cao: Số lượng người đưa vào quy hoạch tại mỗi đơn vị không quá số lượng phòng của đơn vị (Ví dụ: Đơn vị có 4 phòng chỉ được quy hoạch tối đa 04 Trưởng phòng và 04 Phó Trưởng phòng, một Viện nghiệp vụ có 02 phòng chỉ được quy hoạch tối đa 02 Trưởng phòng và 02 Phó Trưởng phòng). Riêng trường Đại học kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh số lượng người đưa vào quy hoạch tại mỗi đơn vị không vượt quá 02 lần số lượng phòng và khoa của đơn vị.

VKSND cấp tỉnh: Số lượng người đưa vào quy hoạch Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng cấp huyện là không vượt quá 02 lần số lượng đơn vị cấp phòng và số lượng đơn vị VKSND cấp huyện của đơn vị. Số lượng quy hoạch Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của đơn vị VKSND cấp huyện không vượt quá 02 lần số lượng đơn vị cấp phòng VKSND cấp huyện.

Quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý, tối thiểu phải quy hoạch 02 người vào một chức danh; không quy hoạch 01 người vào quá 02 chức danh.

Xem chi tiết Dự thảo và Công văn số 344 tại đây.

(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang