VKSND tối cao yêu cầu báo cáo chuyên đề về công tác tiếp công dân, kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo
(kiemsat.vn) Vừa qua, VKSND tối cao đã ban hành công văn số 3621/VKSTC-V12 gửi VKSND cấp cao 1, 2, 3; VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu xây dựng báo cáo chuyên đề về công tác tiếp công dân, kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Hà Nội: Người dân ra vào vùng 1 phải có giấy đi đường mới từ 8/9
VKSND tối cao hướng dẫn khen thưởng trong công tác phòng, chống dịch COVID -19 và cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước
Các giải pháp công nghệ thông tin phục vụ phòng, chống dịch COVID - 19 trong tình hình mới
Căn cứ vào Kế hoạch số 04-KH/BCSĐ ngày 23/8/2021 của Ban cán sự đảng VKSND tối cao về việc nghiên cứu xây dựng chuyên đề “Cải cách tư pháp trong VKSND đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", VKSND tối cao đề nghị VKSND cấp cao, VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng báo cáo đánh giá thực trạng công tác tiếp công dân, kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp giai đoạn 1991 - 2020 và giải pháp, kiến nghị đề xuất hoàn thiện chức năng nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến 2045.
![]() |
Cán bộ VKSND huyện Việt Yên rà soát, củng cố hồ sơ theo đơn khiếu nại tố cáo của công dân. |
VKSND tối cao yêu cầu trong báo cáo chuyên đề, VKSND các cấp cần nêu và phân tích kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ tiếp công dân, kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Đồng thời, qua kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, các đơn vị phân tích đánh giá thực trạng thực hiện về mối quan hệ phối hợp giữa VKSND với CQĐT, Tòa án, Cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức khác trong thực hiện cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát việc thực hiện hoạt động tư pháp; mối quan hệ giữa VKSND với HĐND, UBND và các cơ quan tổ chức khác trong hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn luật sư, Hội luật gia...) trong thực hiện cơ chế phân công phối hợp, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Khi phân tích, đánh giá những nội dung trên, cần nêu rõ kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân; rút ra bài học kinh nghiệm trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ tiếp công dân, kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Các nội dung được đánh giá theo 3 giai đoạn, cụ thể: Giai đoạn từ năm 1991 đến trước năm 2002; giai đoạn từ năm 2002 đến trước năm 2013; giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 (đối với VKSND cấp cao đánh giá từ khi thành lập đến năm 2020); phương hướng, giải pháp, kiến nghị đề xuất hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ giai đoạn 2021- 2030 và định hướng đến năm 2045...
Hà Nội: Điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố
-
1Họp Ủy ban Kiểm sát mở rộng cho ý kiến về hồ sơ dự án Luật và Nghị quyết trình Quốc hội
-
2Nhiệm vụ chuyển đổi số là khâu trọng tâm, đột phá của ngành Kiểm sát nhân dân
-
3VKSQS khu vực 52 trực tiếp kiểm sát thi hành án treo tại Trung đoàn 28, Sư đoàn 10, Quân đoàn 34
-
4Vụ 12 VKSND tối cao tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025
-
5VKSQS khu vực 52 chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức và bảo vệ an ninh chính trị tại Tây Nguyên
-
6VKSQS khu vực 51 tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong Cục Chính trị Quân khu 5
Bài viết chưa có bình luận nào.