VKSND tối cao tổ chức Hội thảo về Luật Tương trợ tư pháp năm 2007
(kiemsat.vn) Sáng 28/8, VKSND tối cao phối hợp với Dự án Jica Nhật Bản tổ chức Hội thảo về Luật Tương trợ tư pháp 2007. Tiến sỹ Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao dự và chủ trì Hội thảo.
Thông báo về tham gia Giải Búa liềm vàng trong ngành KSND
Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Trách nhiệm
Tham dự Hội thảo có đồng chí Lê Tiến, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự (Vụ 13) VKSND tối cao; lãnh đạo Viện kiểm sát một số địa phương; đại diện Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp. Về phía JICA có bà Tsukabe Takako, Cố vấn trưởng Dự án JICA cùng một số chuyên gia của Dự án.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Trần Công Phàn đánh giá: Qua 10 năm thực hiện, Luật Tương trợ tư pháp 2007 đã đưa công tác tương trợ tư pháp hình sự tại Việt Nam đi vào hoạt động một cách hệ thống và chất lượng; giúp giải quyết tốt các vụ án hình sự, nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm có yếu tố nước ngoài, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội...
Đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu tại hội thảo |
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 đã bộc lộ nhiều bất cập, nhiều quy định không còn phù hợp với điều kiện và tình hình hiện nay. Vì vậy, theo đề xuất của Bộ Tư pháp, Thủ tướng chính phủ đã yêu cầu sửa đổi Luật Tương trợ tư pháp theo hướng tách, xây dựng thành các luật riêng biệt: tương trợ tư pháp về dân sự, tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. VKSND tối cao được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tổng kết, lập đề nghị xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về hình sự trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2019 xem xét đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội.
Theo đồng chí Phó Viện trưởng Trần Công Phàn, việc tổ chức Hội thảo này là bước khởi động trong chuỗi hoạt động mà VKSND tối cao sẽ thực hiện nhằm tổng kết, đánh giá quá trình thi hành Luật tương trợ tư pháp trong Lĩnh vực hình sự, từ đó làm nền tảng để xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về hình sự có chất lượng, hiệu quả.
Toàn cảnh Hội thảo
Trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế thời gian tới, dự báo tình hình tội phạm sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, nhu cầu đề nghị thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự sẽ tiếp tục gia tăng, liên quan nhiều đến các loại hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm phi truyền thống, báo cáo đề dẫn của Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp hình sự VKSND tối cao đã nêu rõ một số định hướng cơ bản khi nghiên cứu, xây dựng Luật tương trợ tư pháp về hình sự. Đó là: Quán triệt các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về tăng cường hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật; kế thừa, phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành, mở rộng phạm vi tương trợ; quy định về cơ chế áp dụng nguyên tắc "có đi có lại"; đồng thời, bảo đảm sự tương thích, đồng bộ với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các văn bản pháp luật trong nước có liên quan, đặc biệt là BLTTHS năm 2015, BLHS năm 2015...
Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội thảo đã tập trung thảo luận vào các nội dung như: Những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp về hình sự ở Việt Nam; thực trạng về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự tại Nhật Bản...
Một số hình ảnh các đại biểu tại Hội nghị
Kết luận Hội thảo, đồng chí Lê Tiến, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự VKSND tối cao cho rằng, Hội thảo có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về công tác tương trợ tư pháp về hình sự, qua đó góp phần thiết thực phục vụ việc giải quyết án hình sự có yếu tố nước ngoài. VKSND tối cao mong muốn thời gian tới các Bộ ngành hữu quan và Tổ chức Jica Nhật Bản phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng Luật tương trợ tư pháp về hình sự, đáp ứng tốt hơn yêu cầu hội nhập quốc tế .
Xem thêm>>>
Hướng dẫn công tác hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp trong ngành KSND
Năm 2018: Vụ 13 tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tương trợ tư pháp về hình sự
-
1Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
2Báo chí muốn giữ vững “trận địa”, phải làm khác mạng xã hội
-
3Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao lần thứ 18
-
4Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 8: Tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
-
5Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
-
6Ngày 20/11, Quốc hội tiếp tục bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV
Bài viết chưa có bình luận nào.