VKSND tỉnh Phú Thọ tổ chức phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm trực tuyến
(kiemsat.vn) Nhằm nâng cao kỹ năng, chất lượng các hoạt động xét hỏi, tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Ngày 25/06/2020, VKSND tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị trực tuyến rút kinh nghiệm 03 phiên tòa hình sự về án ma túy có ghi âm, ghi hình.
VKSND tỉnh Quảng Ninh đổi mới, sáng tạo trong công tác giám định thương tích
Đảng bộ VKSND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt các đại biểu cán bộ nữ tiêu biểu ngành Kiểm sát nhân dân năm 2020
Tham dự tại các điểm cầu gồm có Lãnh đạo các đơn vi, cùng toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự.
Ba vụ án được đưa ra xét xử gồm: vụ Bùi Xuân Ướ, phạm tội "Mua bán trái phép chất ma túy"; vụ Lương Ngọc Hoạch ,phạm tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy"; vụ Lương Ngọc Hưng. phạm tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy và Buôn bán hàng cấm" do Viện kiểm sát nhân dân huyện Hạ Hòa, Tân Sơn, Yên lập tổ chức.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến. |
Hội nghị trực tuyến đã được nghe 16 đơn vị đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm đối với mỗi Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại mỗi phiên tòa. Các ý kiến đều đánh giá được những ưu điểm, chỉ ra những tồn tại, hạn chế của mỗi phiên tòa cần rút kinh nghiệm.
Về thủ tục bắt đầu phiên tòa
Thư ký không phổ biến nội quy phiên tòa; Chủ tọa không tuyên bố khai mạc phiên tòa, không kiểm tra lại những người được triệu tập có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập, không giới thiệu thành phần Hội đồng xét xử, không hỏi Kiểm sát viên có đề nghị thay đổi thẩm phán, hội thẩm, thư ký Tòa án hay không (theo quy định tại Đ301, 302 Bộ luật Tố tụng hình sự), không hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không (theo quy định tại Đ305 Bộ luật Tố tụng hình sự), không hỏi bị cáo về việc đã nhận được Cáo trạng và Quyết định đưa vụ án ra xét xử chưa (quy định Khoản 2 Điều 240 và khoản 1 Điều 286 Bộ luật Tố tụng hình sự);
Về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa:
Có phiên tòa Kiểm sát viên, thẩm phán còn dùng nhiều câu hỏi mớm hướng bị cáo trả lời, không hỏi để làm rõ những căn cứ đã được thu thập về người bán pháo hoặc bán ma túy cho bị cáo là chưa chặt chẽ; sau khi Kiểm sát viên công tố bản cáo trạng, chủ tọa không hỏi bị cáo có ý kiến gì về nội dung bản cáo trạng, không đề nghị Hội đồng xét xử công bố lời khai những người được triệu tập đến phiên tòa nhưng vắng mặt để làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo (theo quy định tại Điều 308 Bộ luật Tố tụng hình sự); Kiểm sát viên luận tội chưa bám sát diễn biến phiên tòa mà phụ thuộc vào bản luận tội đã chuẩn bị trước, luận tội còn nhắc lại nhiều nội dung trong cáo trạng và đề nghị áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự để tịch thu tiêu hủy vật chứng và trả lại tài sản còn chưa chính xác... Đây là những tồn tại, thiếu sót mà Kiểm sát viên đã không kịp thời phát hiện và đề nghị với chủ tọa phiên tòa bổ sung, khắc phục ngay tại phiên tòa nhằm đảm bảo phiên tòa tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Với những tồn tại, hạn chế nêu trên của 3 phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm trực tuyến, được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ ( Phòng 7) tổng hợp, thông báo rút kinh nghiệm chung trong toàn tỉnh, nhằm nâng cao trình độchuyên môn, kỹ năng của Kiểm sát viên và để hoạt động xét xử theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Bài viết chưa có bình luận nào.