VKSND huyện Tây Sơn (Bình Định) kiến nghị phòng ngừa vi phạm trong công tác hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp xã
(kiemsat.vn) Việc không giải quyết kịp thời các mâu thuẫn dân sự thể dẫn đến hậu quả phức tạp, nhất là khi nhận thức, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế. Do đó, công tác hòa giải ở cơ sở luôn được cấp ủy, chính quyền huyện Tây Sơn quan tâm, nhằm hạn chế đơn thư khiếu kiện vượt cấp, đảm bảo an ninh trật tự.
Nghệ An: Bắt tạm giam các đối tượng lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 3,6 tỉ đồng
Phê chuẩn Quyết định khởi tố đối tượng dùng dao đâm Phó Trưởng Công an xã
VKSND tỉnh Trà Vinh phê chuẩn Quyết định khởi tố cựu nhân viên Bưu điện xã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 2,2 tỉ đồng
Qua công tác kiểm sát hơn 60 vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất đã thụ lý, giải quyết trong 3 năm (từ năm 2019 đến năm 2021), VKSND huyện Tây Sơn nhận thấy các tranh chấp về dân sự, nhất là tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng và phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu là do đất đai ngày càng có giá trị cao; việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, sơ hở; việc lấn chiếm đất đai diễn ra ngày càng phổ biến nhưng không được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhiều địa phương chưa thực hiện tốt, một số cán bộ còn né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Thậm chí, trên địa bàn huyện đã có những vụ việc từ tranh chấp dân sự vì không được giải quyết kịp thời đã dẫn đến vụ án hình sự, gây mất trật tự, an ninh, xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, vẫn có một số UBND cấp xã chưa thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai, còn để xảy ra tình trạng vi phạm các quy định về công tác hòa giải, như: Chưa thẩm tra, xác minh, tìm hiểu kỹ nguyên nhân phát sinh tranh chấp, chưa thu thập đầy đủ giấy tờ, tài liệu có liên quan về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất để xác định chính xác nguyên nhân tranh chấp và đặc biệt là mong mỏi của các bên. Nội dung cuộc hòa giải không đảm bảo, không có ý kiến của các thành viên Hội đồng hòa giải mà chỉ ghi nhận ý kiến của các bên đương sự và sau đó kết luận là không hòa giải được; biên bản không có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia hòa giải...
Bên cạnh đó, một số UBND để xảy ra tình trạng vi phạm thời hạn giải quyết, có trường hợp kéo dài trong nhiều năm dẫn đến việc khiếu nại vượt cấp. Thành phần tham gia hòa giải không đúng quy định như: Không có sự tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác; không có mặt của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn; không có đại diện của một số hộ dân cư sinh sống lâu đời tại khu vực có đất tranh chấp biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất đối với thửa đất đó… Việc thực hiện hòa giải không đúng quy định dẫn đến việc người dân khiếu kiện kéo dài, dai dẳng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, làm giảm uy tín của chính quyền, của hệ thống chính trị tại địa phương.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trên là do nhận thức trách nhiệm của UBND các xã, của các cán bộ làm công tác hòa giải còn chưa đầy đủ, có nơi xem đây như là biện pháp hành chính nên máy móc trong hòa giải tranh chấp đất đai, hoặc không coi trọng, xem hoạt động này như là hình thức “có làm cho xong”. Việc huy động nguồn lực cho công tác hòa giải ở các xã chưa được tiến hành một cách đồng bộ và thống nhất; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về hòa giải phải kiêm nhiệm nhiều việc. Việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải ở một số địa phương chưa được thực hiện thường xuyên.
Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, góp phần giảm thiểu những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tranh chấp trong nhân dân nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng, Viện trưởng VKSND huyện Tây Sơn đã ban hành kiến nghị đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp xã như sau:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và vai trò của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với công tác hòa giải. Ủy ban Mặt trận và các tổ chức thành viên thường xuyên phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt những quy định của pháp luật về hòa giải nhằm tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước để không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân đối với vị trí, vai trò của công tác hòa giải.
Thứ ba, phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, của thôn làng khối phố, của các hộ dân sống lâu năm trên địa bàn trong hòa giải tranh chấp đất đai. UBND cấp xã nên xây dựng và hình thành cơ chế phối hợp có hiệu quả với các tổ chức này để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao chất lượng hòa giải tranh chấp đất đai.
Thứ tư, củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng Hội đồng hòa giải và hòa giải viên thông qua việc rà soát số lượng, chất lượng đội ngũ hòa giải viên; chuẩn hóa các tiêu chuẩn, điều kiện; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải, biện pháp hướng dẫn, thuyết phục cũng như các cách thức, phương pháp khác của hoạt động hòa giải.
Thứ năm, kết hợp chặt chẽ công tác hòa giải ở cơ sở với hoàn thiện quy chế dân chủ ở cơ sở; cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào xây dựng nông thôn mới và thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở./.
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội long trọng tổ chức khai giảng năm học 2021-2022 và Kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
Chùm ảnh: Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng năm học 2021-2022 và Kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
-
1Công bố và trao quyết định về công tác cán bộ của Viện trưởng VKSND tối cao
-
2Hội nghị lấy ý kiến về đề án của Trung ương do VKSND tối cao chủ trì
-
3Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Vụ 1 VKSND tối cao và A09 Bộ Công an
-
4Hội thảo về Sổ tay kỹ năng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi
-
5Tọa đàm giữa VKSND tối cao Việt Nam và Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga về các vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự
-
6Viện trưởng VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh
-
7Họp Ban chỉ đạo tổng kiểm kê tài sản công ngành Kiểm sát nhân dân
Bài viết chưa có bình luận nào.