Viện kiểm sát truy tố 75 bị can liên quan tham nhũng
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký văn bản báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của thành phố gửi tới kỳ họp thứ 7 HĐND Hà Nội (dự kiến diễn ra từ 4 đến 6/12). Theo đó, VKS đã truy tố 75 bị can liên quan đến tội danh này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp nguyên Phó Thủ tướng Đức
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân cấp, phân quyền trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu xử lý nhiều vấn đề 'nóng'
Kỳ họp thứ 7 HĐND TP. Hà Nội. Ảnh Trần Vương |
Đánh giá tình hình tham nhũng, báo cáo của UBND TP. Hà Nội cho rằng, nhìn chung công tác phòng ngừa tham nhũng đã có chuyển biến trên nhiều lĩnh vực, các cấp, các ngành đã tăng cường công khai minh bạch, tập trung thực hiện CCHC, nhất là cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm vi lĩnh vực tham nhũng rộng, tiềm ẩn trong một số lĩnh vực: quản lý, sử dụng đất đai, GPMB, đầu tư xây dựng, tài chính…
Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, vi phạm, báo cáo cũng cho hay Công an Hà Nội thụ lý điều tra 46 vụ, 119 bị can. Trong đó, cơ quan này khởi tố mới 24 vụ, 49 bị can; phục hồi điều tra 1 vụ, 2 bị can). Sau khi kết thúc điều tra, Công an Hà Nội chuyển Viện kiểm sát các cấp đề nghị truy tố 26 vụ, 89 bị can (Viện kiểm sát đã truy tố 75 bị can); đang điều tra 16 vụ, 26 bị can. Tài sản thiệt hại khoảng 16,5 tỷ đồng, thu hồi được 3 tỷ đồng.
Để phòng ngừa tham nhũng hiệu quả, trong năm, TP Hà Nội triển khai thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập. Báo cáo cho biết, trong kỳ có 1087 cán bộ công chức, viên chức được chuyển đổi vị trí công tác. Có hơn 34.340 người phải kê khai tài sản, thu nhập nhưng chỉ có 16 chưa kê khai, 1 người không kê khai trung thực.
Về phương hướng nhiệm vụ năm 2019, báo cáo cho biết TP Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức. Nhất là trong việc xây dựng, ban hành các văn bản hành chính cá biệt; xóa bỏ cơ chế "xin - cho", tập trung trong các lĩnh vực xây dựng, đất đai, tài chính, quản lý tài sản công…Tiếp tục triển khai công tác minh bạch, kiểm soát hiệu quả việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2018 của cán bộ, công chức. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát.
-
1Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với VKSND tối cao
-
2VKSND tối cao tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
-
3Sau 29,5 ngày làm việc, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra
-
4VKSND tối cao Việt Nam tham dự Hội nghị Hiệp hội Công tố viên quốc tế tại Hong Kong
-
5Thể chế là 'đột phá của đột phá' để khơi thông mọi nguồn lực phát triển
-
6Hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12/2024
-
7Tập trung quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
-
8Thực hiện thí điểm áp dụng các biện pháp để xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
Bài viết chưa có bình luận nào.