Vấn đề – sự kiện nổi bật tuần qua (05/9 – 08/9)

09/09/2017 05:13

(kiemsat.vn)
VKSNDTC chung tay ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả mưa lũ; Hơn 22 triệu học sinh, sinh viên vào năm học mới; Luật PCTN sửa đổi vẫn không xem em chồng là “người thân”; Khởi tố nguyên Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình; Thủ tướng và toàn bộ thành viên nội các Mông Cổ bị cách chức... là những tin tức đáng chú ý tuần qua.

1. VKSND tối cao phê chuẩn quyết định khởi tố ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc NHNN Việt Nam

Ngày 08/9/2017, VKSND tối cao đã phê chuẩn các Quyết định của Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C46) về việc khởi tố bị can đối với ông Đặng Thanh Bình, sn 1954, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự.

Khởi tố ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(ảnh nguồn internet)

Căn cứ kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, ngày 08/9/2017, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Thanh Bình, sinh năm 1954, nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự và áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú”.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tống đạt các Quyết định và Lệnh đối với bị can Đặng Thanh Bình, đồng thời khẩn trương điều tra, mở rộng vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

2. VKSND tối cao chung tay ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả mưa lũ

Trước những thiệt hại do mưa lớn gây ra tại các tỉnh miền núi Tây Bắc, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã có những hành động kịp thời động viên, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho đồng bào vùng bị thiên tai.

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, Công đoàn VKSND tối cao đã vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động VKSND tối cao ủng hộ mỗi người một ngày lương để kịp thời động viên, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho đồng bào vùng bị thiên tai.

Đoàn VKSNDTC trao quà tại Yên Bái

Ngày 31/8 và ngày 01/9, Công đoàn Viện kiểm sát nhân dân tối cao do đồng chí Trần Văn Lợi, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy VKSNDTC làm Trưởng đoàn đã thăm và trao 100 triệu đồng cho Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái, 90 triệu đồng cho Ủy ban MTTQ tỉnh Lào Cai; nhằm san sẻ những khó khăn, bù đắp những thiếu thốn mà đồng bào phải gánh chịu trong đợt lũ vừa qua, giúp đồng bào nhanh chóng khôi phục, phát triển sản xuất và ổn định đời sống.

Đoàn VKSNDTC trao quà tại Lào Cai

Hiện nay, công tác khắc phục mưa bão của 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai đang được khẩn trương thực hiện, mục tiêu hàng đầu là không để người dân phải chịu đói, chịu rét và đặc biệt ưu tiên khôi phục trường học để các em có thể kịp khai giảng năm học mới.

3. Hơn 22 triệu học sinh, sinh viên vào năm học mới

Lễ khai giảng sáng 5/9 chỉ trong một tiếng với đầy đủ phần lễ, hội. Năm học mới, nhiều học sinh hy vọng việc thi cử không quá áp lực.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh trống khai trường ở Hà Nội 

Từ 6h30, trên khắp ngả đường thủ đô, học sinh tiểu học, hoặc nhà xa được phụ huynh đưa đến trường chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới. Những em cấp hai, cấp ba tự đi xe đạp đến trường. Hà Nội vào thu, trời nắng nhưng không gắt, đường phố thông thoáng. Tại những giao cắt lối vào trường học đều có công an đứng phân luồng, tránh ùn tắc.

1,8 triệu học sinh thủ đô sẽ vào năm học mới. Nhiều trường bắt đầu học từ tháng 8, nhưng phải đến 5/9 theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới làm lễ khai giảng. Dự kiến, buổi lễ bắt đầu từ 7h30 và kéo dài trong một tiếng.

khaigiang10-7460-1504575545.jpg

Học sinh trường THPT Trưng Vương trong lễ khai giảng.

​Có mặt tại trường THCS Trưng Vương lúc 7h20, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã làm lễ trước bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ ở sân trường, sau đó bước vào khu vực sân khấu trong tiếng vỗ tay chào đón của hàng trăm học sinh, giáo viên.

Sau diễn văn khai mạc ngắn gọn của hiệu trưởng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu, khẳng định giáo dục vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển.

“Các em cần nỗ lực học tập, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, để sáng vai với các cường quốc năm châu như sinh thời Bác Hồ mong muốn”, Chủ tịch nước căn dặn, đồng thời đề nghị các cấp ngành xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Kết thúc bài phát biểu ngắn gọn, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh trống khai giảng năm học mới và tham quan phòng truyền thống của trường Trưng Vương.

khaigiang9-1714-1504575223.jpg

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh trống khai trường.

4. Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì lễ đón Tổng thống Ai Cập

Chuyến thăm của Tổng thống A.Sisi là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Tổng thống Ai Cập kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng thống nước Cộng hòa Arab Ai Cập Abdel Fatah El Sisi bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 6 đến 7/9/2017. Ðây là chuyến thăm cấp nguyên thủ đầu tiên của hai nước nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Ai Cập.

chuyen tham dau tien cua mot tong thong ai cap hinh 1

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Ai cập duyệt đội danh dự

Sáng nay, lễ đón Tổng thống Ai Cập được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiến hành hội đàm với Tổng thống Ai Cập A.Sisi.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Ai Cập A.Sisi thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Trong tiếng nhạc chào mừng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mời Tổng thống A.Sisi bước lên bục danh dự. Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. Tiếp đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mời Tổng thống A.Sisi duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau lễ đón, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống A.Sisi tiến hành hội đàm.

5. Ông Võ Kim Cự làm Phó ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể

Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể có trưởng ban và ba phó ban. Sáng 7/9, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ra mắt tại trụ sở Chính phủ.

Ban chỉ đạo này được định thành lập ngày 22/3, do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm trưởng ban; ba phó trưởng ban gồm Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường và Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Võ Kim Cự.

ong-vo-kim-cu-lam-pho-ban-chi-dao-doi-moi-va-phat-trien-kinh-te-tap-the

Ông Võ Kim Cự làm phó ban chỉ đạo đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Ảnh: Thành Chung

Ban chỉ đạo còn có 20 ủy viên là lãnh đạo của các bộ, ngành, cơ quan của Quốc hội, Ban kinh tế trung ương, Mặt trận Tổ quốc, hội Nông dân Việt Nam…

6. Việt Nam mạnh mẽ phản đối Trung Quốc huấn luyện bắn đạn thật ở Hoàng Sa

Việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (Ảnh Internet)

Ngày 5/9, trước việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phát biểu:

“Việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông.

Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động này của Trung Quốc, nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không lặp lại các hành động tương tự, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông.

Việt Nam một lần nữa khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”/.

8. Luật PCTN sửa đổi: Vẫn không xem em chồng là “người thân”!

Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) không quy định xem em chồng là “người thân” mà mở rộng sang các đối tượng: Bố nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.

Sáng ngày 6-9, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã được Ủy ban Tư pháp cho ý kiến thẩm tra.

Luật PCTN sửa đổi: Vẫn không xem em chồng là người thân! - Ảnh 1. Phiên họp thứ 7 của Ủy ban Tư pháp

Thay mặt cơ quan soạn thảo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), (gọi tắt là Luật PCTN), có nhiều điểm mới.

Đáng chú ý tại Mục 3 – Xây dựng chế độ kiêm chính (mục mới so với Luật PCTN hiện hành) có Điều 23 của dự thảo luật quy định Quy tắc ứng xử đối với người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (sửa đổi, bổ sung).

Điểm nổi bật so với pháp luật hiện hành của Điều 23 – Không bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với người thuộc một trong các trường hợp sau: Có bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu làm công tác tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho hoặc làm việc tại các vị trí có nguy cơ phát sinh tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người đó được dự kiến bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.

Luật PCTN sửa đổi: Vẫn không xem em chồng là người thân! - Ảnh 2. Phiên toà xét xử vụ án Công ty CP VN Pharma – Ảnh: Quốc Chiến

Đặc biệt không được có vợ, chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh, cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lên trong doanh nghiệp hoặc kinh doanh trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người đó được dự kiến bố trí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu.

Dự luật sửa đổi chỉ quy định mở rộng sang các đối tượng: Bố nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.

Dự thảo luật cũng quy định người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau: Tiếp nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm, bố trí vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu làm công tác tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho hoặc làm việc tại các vị trí có nguy cơ phát sinh tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc hoặc mua bán hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó…

9. Thủ tướng và toàn bộ thành viên nội các Mông Cổ bị cách chức

Đêm 7-9, các nghị sĩ Mông Cổ đã bỏ phiếu cách chức Thủ tướng Jargaltulga Erdenebat với cáo buộc thiếu năng lực và tham nhũng liên quan đến việc ký hợp đồng với các công ty liên kết với các thành viên nội các của ông.

ảnh 1

Ông Jargaltulga Erdenebat bị cách chức Thủ tướng Mông Cổ

Trong số 73 nghị sĩ có mặt trong quá trình bỏ phiếu, 31 nghị sĩ của Đảng Nhân dân Mông Cổ (MPP) cầm quyền đã bỏ phiếu chống còn 42 nghị sĩ, bao gồm 33 nghị sĩ thuộc MPP và 8 nghị sĩ từ Đảng Dân chủ đối lập và 1 nhà lập pháp độc lập bỏ phiếu ủng hộ việc cách chức Thủ tướng Erdenebat và nội các của ông.

Nội các của Thủ tướng Erdenebat được thành lập vào tháng 7-2016 và sẽ bị cách chức sau 14 tháng tại nhiệm.

Một nhóm các nhà lập pháp thuộc Đảng Nhân dân Mông Cổ cầm quyền đã cùng với các nhà lập pháp của Đảng Dân chủ đối lập yêu cầu Thủ tướng Jargaltulga Erdenebat từ chức vì đã vi phạm các thủ tục của Quốc hội thông qua việc trao các hợp đồng trị giá 328 triệu USD cho các công ty liên kết với 3 thành viên nội các.

Ông Erdenebat cùng các thành viên nội các bác bỏ các cáo buộc và nói rằng họ không liên quan gì đến việc trao các hợp đồng của chính phủ cho các công ty liên kết với gia đình họ.

Theo luật Mông Cổ, Thủ tướng và nội các mới sẽ được Quốc hội bổ nhiệm trong vòng 45 ngày.

Anh Nga

(tổng hợp)

Vấn đề – sự kiện nổi bật tuần qua (25/9 – 29/9)

(Kiemsat.vn) - Những tin tức đáng chú ý tuần qua gồm: VKSND tối cao tổ chức Hội nghị trực tuyến công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam; Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong ngành KSND; Tổng thống Putin cách chức Tổng tư lệnh Không quân Nga Viktor Bondarev...

Vấn đề – sự kiện nổi bật tuần qua (18/9 – 22/9)

(Kiemsat.vn) - Khai mạc trọng thể Hội nghị VKSND các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ nhất; Phó Viện trưởng VKSNDTC Trần Công Phàn tiếp Đoàn đại biểu VKSND tỉnh Luông Pha Băng, Lào; Nhiều cán bộ, nguyên cán bộ cao cấp bị Ủy ban kiểm tra Trung ương yêu cầu kỷ luật; Đề nghị tổng kiểm tra việc bổ nhiệm cán bộ trên cả nước... là những tin tức đáng chú ý tuần qua.
(0) Bình luận

Bài viết chưa có bình luận nào.

lên đầu trang