Từ 20/10/2018: phạt tới 100 triệu đồng với cá nhân sử dụng chất cấm trong sản xuất thực phẩm
(kiemsat.vn) Nghị định số 115/2018/NĐ-CP 115/2018/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Theo đó, mức phạt lên tới 200 triệu đồng đối với tổ chức, tập thể và 100 triệu đồng đối với cá nhân.
Đường sắt Việt Nam mở thêm website bán vé tàu trực tuyến
Quy định cấp bậc quân hàm cao nhất ở đơn vị mới thuộc Bộ Quốc phòng
![]() |
Ảnh minh hoạ (Nguồn: internet) |
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP gồm 04 chương, 39 điều; có hiệu lực từ ngày 20/10/2018 (thay thế Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013).
Nhằm siết chặt và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định chặt chẽ, tăng tính răn đe hơn so với Nghị định số 178/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
Nghị định mới quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không có hình thức cảnh cáo. Tăng mức phạt tiền ở các hành vi, mức phạt tối đa đến 07 lần giá trị hàng hóa vi phạm (trước chỉ 3,5 lần); quy định nhiều hành vi bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm; xử phạt bổ sung như buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm, buộc tiêu hủy thực phẩm, buộc thu hồi thực phẩm, buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.
Đối với một trong các hành vi sau của cá nhân, nghị định quy định phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng:
- Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
- Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;
- Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự...
Xem toàn văn Nghị định số 115/2018/NĐ-CP tại đây.
Xem thêm>>>
VKSND tối cao: Cần đảm bảo xử lý nghiêm vi phạm về ATTP
Nghị định mới quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
5Nghị quyết về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
6Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
-
7Đảm bảo cơ sở, vật chất khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp
-
8Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
9Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV là 20 người
Bài viết chưa có bình luận nào.