Từ 15/12/2018: Áp dụng giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới
(kiemsat.vn) Theo Bộ Y tế, do mức lương cơ sở đã tăng từ 1,15 triệu đồng lên 1,39 triệu đồng từ tháng 7/2018, trong khi giá dịch vụ y tế có tính chi phí tiền lương nên các dịch vụ sử dụng nhiều nhân công như tiền khám bệnh, phẫu thuật, tiền giường bệnh... sẽ tăng thêm khoảng 10% sau đợt điều chỉnh lần này.
Ông Lê Khánh Hải trở thành tân Chủ tịch VFF
Tập huấn triển khai đề án sữa học đường Hà Nội thể hiện sự đồng lòng vì một Việt Nam vươn cao
Hơn 1.900 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh giá từ ngày 15/12 (Ảnh: internet) |
Đây là nội dung Thông tư số 39/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp, vừa được Bộ Y tế ban hành. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế.
Theo đó, tiền khám bệnh tại các tuyến sẽ tăng 10%, dao động từ 26.000-37.000 đồng/lượt khám.
Giá giường điều trị hồi sức tích cực, ghép tạng, ghép tế bào gốc... tại bệnh viện hạng đặc biệt tăng lên 753.000 đồng, cao hơn gần 70.000 đồng so với hiện hành. Tại bệnh viện hạng 1, giá dịch vụ này tăng từ 615.600 đồng lên 678.000 đồng.
Giá ngày giường hồi sức cấp cứu, chống độc tại bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 tăng lên 441.000 đồng. Ở bệnh viện hạng 4, giá dịch vụ này là 242.000 đồng, tăng gần 21.000 đồng so với giá cũ.
Mức phí trên được áp dụng thống nhất với bệnh nhân trả viện phí trực tiếp và bệnh nhân BHYT .
Chỉ trong trường hợp quá tải, cơ sở y tế mới được kê thêm giường bệnh ngoài số giường theo kế hoạch được giao để phục vụ người bệnh và được tổng hợp để thanh toán với cơ quan bảo hiểm. Trường hợp người bệnh nằm trên băng ca, giường gấp: áp dụng mức giá bằng 50% giá ngày giường theo từng loại chuyên khoa.
Đối với người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước thời điểm thực hiện mức giá theo quy định tại Thông tư này và ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú sau thời điểm thực hiện mức giá quy định tại Thông tư này: tiếp tục được áp dụng mức giá theo quy định của cấp có thẩm quyền trước thời điểm thực hiện mức giá theo quy định tại Thông tư này cho đến khi ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú.
So với Thông tư 15, Thông tư số 39 vừa ban hành còn có một số điểm mới như bổ sung quy định: “Trường hợp người bệnh vào viện và ra viện có thời gian điều trị từ 04 giờ trở xuống thì được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc, vật tư y tế và các dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh đã sử dụng, không được tính tiền giường điều trị nội trú”.
Đáng chú ý, Thông tư 39 có điều khoản đề cập các nguyên tắc xác định số lần, mức giá và thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp cụ thể, theo hướng có lợi cho người dân. Trong điều khoản này, Thông tư cũng yêu cầu các cơ sở y tế phải điều phối, bố trí nhân lực, số bàn khám phải “bảo đảm chất lượng khám bệnh”.
Đính kèm yêu cầu này là giải pháp chế tài cụ thể đối với các cơ sở khám chữa bệnh. Cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ không thanh toán phí khám chữa bệnh nếu cơ sở y tế không bảo đảm chất lượng khám bệnh. Cụ thể: “Đối với các bàn khám trên 65 lượt/ngày, cơ quan BHXH chỉ thanh toán bằng 50% mức giá khám bệnh từ lượt khám thứ 66 trở lên của bàn khám đó. Trong thời gian tối đa một quý, cơ sở y tế vẫn còn có bàn khám trên 65 lượt/ngày, cơ quan BHXH không thanh toán tiền khám bệnh từ lượt khám thứ 66 trở lên của bàn khám đó.
Thông tư 39 sẽ có hiệu lực từ ngày 15/1/2019. Riêng mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ nêu trên tại Phụ lục I, II, III của Thông tư 39 được áp dụng kể từ ngày 15/12/2018.
Lý giải về việc điều chỉnh giá này, trao đổi với Vietnamnet, ông Nguyễn Nam Liên (Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế), cho biết theo quy định hiện nay, giá dịch vụ y tế đang được tính bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương theo mức lương cơ sở. Với 02 cấu thành còn lại là chi phí quản lý và khấu hao tài sản hiện chưa được tính vào giá dịch vụ y tế.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 về điều chỉnh mức lương có sở từ 1.150.000 đồng lên 1.390.000 đồng (có hiệu lực từ 1/7/2018). Sau khi cân nhắc và đánh giá những tác động đến quỹ BHYT, Bộ Y tế đã ban hành thông tư điều chỉnh và chính thức áp dụng mức giá mới từ ngày 15/12 tới.
Theo ông Liên, các trường hợp người nghèo, nhóm đối tượng chính sách không bị ảnh hưởng do BHYT chi trả 100%. Các đối tượng cận nghèo, chỉ phải đồng chi trả 2% nên tác động không đáng kể.
Với những trường hợp có thẻ BHYT còn lại (đồng chi trả 20%) sẽ bị ảnh hưởng, tuy nhiên không quá nhiều, nhất là những người tham gia BHYT 5 năm liên tiếp sẽ được chi trả số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
Nhóm ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm không có thẻ BHYT, hiện chiếm khoảng 15%, do đó Bộ Y tế khuyến khích người dân tích cực tham gia BHYT để hưởng nhiều quyền lợi khi khám chữa bệnh.
Xem thêm>>>
-
1Chuyển đổi số xanh tại KCN Hải Phòng, hướng tới phát triển bền vững
-
2Vinamilk: Một thương hiệu quốc gia “Đặc biệt” và “Khác biệt”
-
3Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
-
4Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
-
5 Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) chính thức được Quốc hội thông qua
-
6Vinamilk – 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo được phẫu thuật tim và mắt
-
7Vinamilk tài trợ “132 kg đạm” cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội.
-
8Bế mạc Giải Vô địch Bóng đá tỉnh Bình Dương năm 2024 - Cúp Hưng Thịnh
-
9Công đoàn EVNNPT góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia
Bài viết chưa có bình luận nào.