Trường hợp nào không đủ tiêu chuẩn hành nghề Luật sư?
(kiemsat.vn) Công chức bị sa thải, người từng bị phạt hành chính do đưa hối lộ, trên hai lần bị kỷ luật... sẽ không đủ tiêu chuẩn trở thành Luật sư.
Định danh 300 hành vi vi phạm trong thực thi công vụ của ngành Hải quan
Từ ngày 15/11: Áp dụng quy định cấm và hạn chế cảnh hút thuốc trong điện ảnh, sân khấu
TAND tối cao công bố thêm 11 án lệ
Ngày 08/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.
Nghị định đã quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư về cơ sở đào tạo nghề Luật sư; tiêu chuẩn của Luật sư; trợ giúp pháp lý của Luật sư; nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc của Luật sư; quản lý Nhà nước về Luật sư và hành nghề Luật sư; tổ chức hành nghề Luật sư; thù lao Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư; hành nghề của tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài, Luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Ảnh minh họa (Internet) |
Theo đó, người thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không đủ tiêu chuẩn luật sư, bao gồm:
- Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức mà quyết định kỷ luật chưa chấm dứt hiệu lực hoặc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm. Đã bị xử lý hành chính về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, cản trở việc thanh tra, đưa hối lộ người thi hành công vụ nhưng chưa hết thời hạn một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hành chính.
- Đã bị xử lý hành chính, kỷ luật hoặc xử lý hình sự về hành vi chiếm đoạt tài sản, xâm phạm an ninh quốc gia; ứng xử, phát ngôn làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề luật sư; gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tham gia, lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người để gây rối trật tự công cộng; vi phạm pháp luật khác do cố ý đã bị xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên...
Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra thông tin về quá trình phấn đấu, rèn luyện về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định về các trường hợp không được miễn đào tạo nghề Luật sư, miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề Luật sư như:
- Không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 13 và Điều 16 của Luật luật sư;
- Người đã bị xử lý hình sự hoặc xử lý kỷ luật đến mức bị cách chức chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên;
- Người bị tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân;
- Người bị tước học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;
- Người bị thu hồi quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Nghị định 137/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2018.
Xem toàn bộ Nghị định tại đây
Xem thêm >>>
Luật sư Phan Trung Hoài: “Đánh giá chất lượng tranh tụng, cần đứng trên quan điểm khách quan”
Giải pháp bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội tại địa bàn miền núi, hải đảo
-
1Ngành Kiểm sát nhân dân lấy ý kiến nhân dân đối với cá nhân được đề nghị tặng thưởng Huân chương
-
2Thủ tục đăng ký cư trú cho người chưa thành niên từ ngày 10/01/2025
-
3Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác tư và Luật Đấu thầu
-
4Quốc hội chính thức thông qua Luật Dữ liệu
-
5Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 7 luật về tài chính
-
6Ngành Kiểm sát nhân dân lấy ý kiến nhân dân đối với tập thể được đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ năm 2024
Bài viết chưa có bình luận nào.