Trình tự bầu Chủ tịch nước tại kỳ họp Quốc hội
(kiemsat.vn) Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV, công tác nhân sự sẽ được tiến hành ngay từ phiên khai mạc. Chiều nay 22/10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ trình bày tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước vào ngày mai.
Định danh 300 hành vi vi phạm trong thực thi công vụ của ngành Hải quan
Từ ngày 15/11: Áp dụng quy định cấm và hạn chế cảnh hút thuốc trong điện ảnh, sân khấu
TAND tối cao công bố thêm 11 án lệ
Tại một kỳ họp Quốc hội, trình tự bầu Chủ tịch nước được quy định tại Điều 31 Nghị quyết 102/2015/QH13 ngày 24/11/2015 về việc ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội. Cụ thể như sau:
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
2. Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.
5. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.
6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
7. Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
9. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
10. Chủ tịch nước tuyên thệ.
Về kết quả bầu cử:
Khoản 3 Điều 27 Nghị quyết 102/2015/QH13 quy định: Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc sau đây: “Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử.
Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau.
Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;
Việc phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XII, Trung ương Đảng giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.
-
1Các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 mới nhất
-
2Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
-
3 Quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
-
4 Thành lập VKSND thị xã Mộc Châu trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
-
5Quy định mới về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự
-
6Khám chữa bệnh bằng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VnelD
-
7Thành lập VKSND thị xã Kim Bảng trên cơ sở kế thừa VKSND huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
-
8Trình tự tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 06/11/2024
-
9Danh mục bí mật nhà nước của Đảng
Bài viết chưa có bình luận nào.