Tổng Bí thư lập 8 đoàn giám sát, xử lý các vụ án tham nhũng
8 đoàn công tác có nhiệm vụ theo sát quá trình khởi tố, điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng lớn, được dư luận quan tâm tại 20 tỉnh.
Chống tham nhũng: Cần mở rộng diện công khai tài sản
Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng: Mở rộng phạm vi điều chỉnh với khu vực ngoài nhà nước
Thông báo kết quả Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vừa ký quyết định thành lập 8 đoàn kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng được dư luận quan tâm.
Trọng tâm làm việc của các đoàn là kiểm tra, giám sát quá trình xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế; chỉ ra những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý tham nhũng thời gian tới.
Đồng thời, việc kiểm tra, giám sát nêu trên cũng nhằm nắm tình hình, đánh giá vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và kết quả công tác phát hiện và xử lý tham nhũng; góp phần nhận diện và xử lý các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tổng bí thư yêu cầu các đoàn khi làm việc phải có trọng điểm, tránh hình thức, lãng phí. Ban Nội chính Trung ương được giao tổng hợp kết quả báo cáo về Ban chỉ đạo trước ngày 30/10.
Theo lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương, việc thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát như nêu trên là hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Trong các năm từ 2013 đến 2016, Ban chỉ đạo đã thành lập 32 đoàn công tác tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc tại 15 bộ ngành trung ương và 43 địa phương.
8 Đoàn công tác sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát tại 20 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đắk Nông, Kon Tum, Vĩnh Long, Ninh Thuận, Trà Vinh, Sóc Trăng.
Theo Xuân Hoa/vnex.prss
Công khai tài sản của lãnh đạo để người dân giám sát: Cần làm ngay và làm thực chất
Xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh ngay trong quý I/2018
-
1Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân bảo đảm phù hợp với việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
-
2Các thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân mãi mãi biết ơn và noi gương đồng chí Hoàng Quốc Việt
-
3Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân
-
4Bảo đảm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan hoạt động đồng bộ, thông suốt
-
5Chủ tịch nước Lương Cường: Mục tiêu của cải cách tư pháp là phải gần dân, bảo vệ dân
-
6Học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Hoàng Quốc Việt để xây dựng VKSND vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới
-
7Đồng chí Hoàng Quốc Việt người Viện trưởng luôn khẳng định công tác kiểm sát phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam
-
8Hai vị Viện trưởng đầu tiên với sự nghiệp "Trồng người của ngành Kiểm sát"
-
9Mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
Bài viết chưa có bình luận nào.