Tòa án phải ra quyết định thi hành đối với các biện pháp tư pháp
(kiemsat.vn) – Tác giả cho rằng: TAND huyện N phải ra quyết định thi hành án, cụ thể là quyết định áp dụng biện pháp tư pháp đối với Trần Văn D, Nguyễn Văn H và Võ Văn T.
Điều kiện để công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở
Bổ sung thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong lĩnh vực dân sự
TAND huyện N không phải ra quyết định thi hành biện pháp tư pháp

TAND huyện N phải ra quyết định thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở đó Cơ quan THAHS Công an huyện N lập hồ sơ báo cáo và đề nghị Cơ quan quản lý THAHS, Bộ Công an có căn cứ ra quyết định đưa người bị áp dụng biện pháp tư pháp vào trường giáo dưỡng. Bởi lẽ:
Theo Điều 3 Luật thi hành án hình sự việc thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại phường xã, phường trị trấn và biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng giải thích cụ thể:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong bộ Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
- Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấnlà việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chưa thành niên phạm tội nhưng không phải chịu hình phạt phải chịu sự giám sát, giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo bản án, quyết định của Tòa án.
- Thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡnglà việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa người chưa thành niên phạm tội nhưng không phải chịu hình phạt vào trường giáo dưỡng để giáo dục theo bản án, quyết định của Tòa án.
…”
Cả hai biện pháp tư pháp này đều được áp dụng cho người chưa thanh niên phạm tội khi có bản án, quyết định của Tòa án.
Mặt khác, thủ tục thi hành bản án và quyết định của tòa án được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự:
“Điều 256. Thủ tục đưa ra thi hành bản án và quyết định của Toà án
- Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.”
Do đó, TAND huyện N phải ra quyết định thi hành án, cụ thể trong trường hợp này là quyết định áp dụng biện pháp tư pháp đối với Trần Văn D, Nguyễn Văn H và Võ Văn T.
Điều 110 quy định quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp gồm:
“…b) Bản án, quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, giáo dục tại xã, phường thị trấn đối với người chưa thành niên”
Điều 124 Luật thi hành án hình sự quy định về thủ tục thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên như sau:
“… 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chưa thành niên cư trú phải báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để ra quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện….”
Trần Quang Hiếu
Tòa án Quân sự KV2 QK4
Trao đổi bài: Ai là người bị kiện và Tòa án nào giải quyết vụ án hành chính?
07 trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện
-
1Tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam
-
2Hạn chế trong quy định và thực tiễn áp dụng Bộ luật Hình sự về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông từ góc nhìn cạnh tranh quy phạm pháp luật
-
3Tư tưởng Hồ Chí Minh về “thượng tôn hiến pháp, pháp luật” và ý nghĩa trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay
Bài viết chưa có bình luận nào.