Tòa án có quyền điều chỉnh hợp đồng dân sự khi hoàn cảnh thay đổi
Tòa án có quyền điều chỉnh hợp đồng dân sự khi hoàn cảnh thay đổi. Đây là một trong những điểm mới đáng lưu ý của Bộ luật Dân sự năm 2015 được quy định tại Điều 420.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 420 thì hoàn cảnh thay đổi cơ bản phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
– Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
– Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
– Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
– Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
– Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
– Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Việc quy định Tòa án có quyền điều chỉnh hợp đồng theo Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015 vẫn bảo đảm sự ổn định của giao dịch dân sự, không phá vỡ hợp đồng, đề cao sự thiện chí của các bên trong giải quyết hậu quả phát sinh do hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bảo đảm sự cân bằng về lợi ích giữa các bên trong khi sự thay đổi của hoàn cảnh không phải do lỗi của một hoặc cả hai bên trong hợp đồng.
Hồng Phong
-
123 VKSND cấp tỉnh, thành phố được thành lập sau hợp nhất và 355 VKSND khu vực
-
2Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9: Nâng cao hiệu quả, tạo đột phá trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
-
3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua
-
4Thẩm quyền của VKSND cấp tỉnh trong giải quyết vụ việc, vụ án hình sự từ ngày 01/7/2025
-
5Quốc hội thông qua Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
-
6Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào địa giới hành chính
-
7Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh
-
8Quy định mới về hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức
-
9Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự công ích trong trường hợp nào?
Bài viết chưa có bình luận nào.