Thủ tướng Chính phủ: Tập trung rà soát nhiệm vụ để đảm bảo tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế
(kiemsat.vn) Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ xây dựng thể chế còn rất nhiều và nặng nề, các cơ quan cần rà soát lại các nhiệm vụ được giao để bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế.
Quy định mới của Chính phủ về tinh giản biên chế
Infographic: Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia
Chính phủ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2023
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2023. (Ảnh:CTV) |
Trong 8 tháng năm 2023, Chính phủ đã tổ chức 7 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến đối với 34 nội dung (trong đó có 11 đề nghị xây dựng luật; 14 dự án luật; đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2024, điều chỉnh Chương trình 2023; dự thảo nghị quyết và các nội dung khác).
Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2023, Chính phủ thảo luận, cho ý kiến để hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội xem xét đối với 4 dự án luật: Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ, Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trước phiên họp này, Thường trực Chính phủ đã có các cuộc họp để thảo luận, lắng nghe cơ quan chủ trì báo cáo; lắng nghe ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học và các chủ thể liên quan về 4 dự án Luật kể trên. Thủ tướng nhấn mạnh, đây là những nội dung quan trọng, khó, có tác động đến nhiều đối tượng; cần triển khai gấp. Do đó cần tập trung trí tuệ, thảo luận về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tiến độ, chất lượng của phiên họp.
Bên cạnh đó, quá trình xây dựng thể chế phải lấy ý kiến của nhân dân, các đối tượng tác động, chuyên gia, nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nhưng vận dụng sáng tạo trong điều kiện Việt Nam. Các cơ quan soạn thảo phải phối hợp chặt chẽ với các ủy ban của Quốc hội, Thường vụ Quốc hội, các cơ quan trong hệ thống chính trị để hoàn thiện những nhiệm vụ đã được giao, đẩy mạnh tuyên truyền chính sách để tạo sự đồng thuận, thống nhất.
Cơ bản thống nhất với các báo cáo, tờ trình ý kiến phát biểu, dự kiến tiếp thu, giải trình của các bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý, nhấn mạnh một số nội dung trong xây dựng, hoàn thiện thể chế: Tăng cường vai trò người đứng đầu, bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quản lý; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng pháp luật; Nâng cao năng lực phản ứng chính sách trong bối cảnh tình hình diễn biến rất nhanh, nhiều diễn biến mới, chưa có tiền lệ; đầu tư công sức, nguồn lực cho công tác thể chế; bổ sung, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm công tác pháp chế; có chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp; tiếp tục cụ thể hóa, hiện thực hóa, thể chế hóa các chủ trương mới của Đảng; xây dựng các quy định phải tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện nay để huy động mọi nguồn lực cho phát triển; kịp thời bổ sung, hoàn thiện quy định tình hình thực tiễn.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng thể chế còn rất nhiều và nặng nề, các cơ quan cần rà soát lại các nhiệm vụ được giao để bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế.
Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã quyết liệt thực hiện nhiệm vụ này và đạt được những kết quả tích cực. Từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Chính phủ đã tổ chức 19 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; trình Quốc hội thông qua 35 luật, pháp lệnh, nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hơn 400 văn bản quy phạm pháp luật.
Chính phủ thống nhất thông qua đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhiều nội dung quan trọng được Chính phủ thảo luận, xem xét tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 7/2023
-
1Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Vươn mình trong hội nhập quốc tế"
-
2Nghị quyết phiên họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2025
-
3Cần tiếp tục tăng cường cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao - thiết chế kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp
-
4Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
5Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
6Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội thẩm tra các dự án luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
-
7Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
-
8Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Cho ý kiến đối với 15 nội dung, tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính
-
9Thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Bài viết chưa có bình luận nào.